17 thg 7, 2013

TỔ CHỨC LÃNH THỔ GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG Ô TÔ

                     TỔ CHỨC LÃNH THỔ GIAO THÔNG VẬN TẢI  ĐƯỜNG Ô TÔ*

1.3. Lịch sử phát triển ngành giao thông vận tải đường ô tô ở Việt Nam
            Ngành giao thông vận tải của nước ta phát triển cùng với cuộc chiến tranh của thực dân pháp. Từ đó đến nay, trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau.
1.3.1 Thời kì 1858 đến 1945
            Sau năm 1862 khi Pháp xâm lược nước ta, cùng với chính sách khai thác thuộc địa, Pháp bắt đầu  xây dựng lại hệ thống đường xá, cầu cống trên toàn bộ lãnh thổ. Điều này được thể hiện rừ trong “chương trình hành động của toàn quyền Đông Dương (1897-1902”). Theo đó đường “Thiên Lý” – trục quốc lộ Bắc Nam dưới triều Nguyễn – đó được tu bổ và nâng cấp. Bên cạnh đó là việc xây dựng đường trải nhựa, đường đá liên tỉnh Cần Thơ-Hà Tiên-Campuchia-Phnom Penh, Hà Nội-Cao Bằng, Việt Trì-Tuyên Quang, Vinh-Sầm Sơn, Phan Thiết-Lâm Viên, Sài Gòn-Lộc Minh, Sài Gòn-Bà Rịa Vũng Tàu. Cho đến năm 1913, riêng ở Nam Kỳ đó cú trờn 3000Km đường xe hơi có thể đi lại được.  Sau công cuộc khai thác thuộc địa lần I toàn Đông Dương có 33.600 Km đường nhựa và 15.300 km đường đá. Trong giai đoạn này đường ô tô nói riêng và giao thông đường bộ nói chung phát triển mạnh, nhiều cây cầu được xây dựng. Càng ngày giao thông đường ô tô càng trở nên phổ biến.
1.3.2 Thời kì 1945-1975
-Miền Nam
            Do hậu quả của chiến tranh nên giao thông bị tàn phá nặng nề. Cho đến năm 1965 dưới mục tiêu nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới vững chắc cùa Mỹ, chính quyền Sài Gòn ra sức xõy dựng và hoàn thiện hệ thống vận tải đường ô tô. Xây dựng và hoàn thiện các tuyến Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định, Cần Giờ-Rạch Giá-Hà Tiên, Biên Hòa-Bà Rịa Vũng Tàu,  Đà Nẵng-Huế. Các tuyến quốc lộ Vĩnh Linh-Huế-Đà Nẵng-Nha Trang-Phan Thiết, Biờn Hòa-Sài Gòn-Long An-Đồng Nai đều là đường rải nhựa thiết kế cho 4 làn xe. Xa lộ  Biên Hòa cho phép máy bay có thể hạ cánh. Nhìn chung giai đoạn này hệ thống giao thông ô tô ở Nam Kỳ về cơ bản là hoàn chỉnh. Mật độ đường đạt 4,2km/km2, đạt tiêu chuẩn mật độ đường quốc tế. Trên 68% đường rải nhựa và bê tông, 30% đường cán đá, 2% đường đất. Riêng Sài Gòn – Gia Định có 1027 km đường bộ rộng 4-8m.
-Miền Bắc
            Trước tình hình mạng lưới giao thông bị tàn phá nặng nề, xác định rừ giao thông là nhiệm vụ trung tâm của “chiến lược toàn dân”, chính phủ lâm thời kí sắc lệnh 34 trong đó nêu rừ “việc khẩn thiết đối với công việc cách mạng hiện nay là giao thông vận tải”. Tiếp theo đó thành lập “công tránh giao thông cục” -tiền thân của bộ giao thông vận tải ngày nay. Giao thông được cải tạo và xây mới ở một số tuyến trọng yếu trên cơ sở vừa học vừa làm. Ngoài việc xây dựng tuyến đường thuộc miền nói phía Bắc, nối lại giao thông của đường bắc nam là việc bắt tay vào xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh.
1.3.3. Giai đoạn hiện nay
Trong công cuộc đổi mới đất nước và phát triển một trong những vấn đề được quan tâm là cải tạo, mở rộng các tuyến đường mới. Năm 1990, trên địa bàn cả nước có 29 quốc lộ được đầu tư nâng cấp với chiều dài 6000 km, năm 1993 tương ứng là 39 tuyến với chiều dài 11.600 km và năm 1975 là 47 tuyến với 13.261 km. Tính đến năm 1995, nước ta có 15.070 km đường nhựa và đường bê tông (8,5% tổng chiều dài), 11.245 km đường đá (6,4%), 34.842 km đường cấp phối (19,7%), và 116.002 km đường đất (64,4 tổng chiều dài).
Cho đến nay, về cơ bản mạng lưới đường ô tô đó phủ khắp các vùng trờn địa bàn cả nước, với tổng chiều dài các loại đường là 181.421 km và mật độ khá cao, đạt 55 km/km2. Trong đó, quốc lộ chiếm 10%, tỉnh lộ chiếm 14%, huyện lộ 24%, đường đô thị 2,1%, đường chuyên dùng 5% và số cũng lại là đường làng xã (44,9%). Mặc dù phát triển khá nhanh trong những năm gần đây, nhưng hiện trên địa bàn cả nước vẫn còn 5 huyện và 1250 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm.
Cùng với việc mở rộng các tuyến đường ô tô huyết mạch, hệ thống cầu cũng được cải tạo và xây dựng mới. Đến năm 1995, cả nước có 32.482 cây cầu với tổng chiều dài lên tới 556.588 km (không tính 475 cầu dành riêng cho tàu hoả trên đường sắt). Trong đó, có 4.114 cầu có trọng tải trên 10 tấn, cũn lại là các cầu cú trọng tải từ 5 - 10 tấn. Lớn nhất và hiện đại nhất cho đến nay là cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng, nối nội thành thủ đô với sân bay quốc tế Nội Bài. Phần chính của cầu qua sông Hồng dài 1.680 m, cộng thêm cả cầu dẫn ở hai đầu là 5.503 m. Ngoài ra, cũn hàng loạt cầu quan trọng khác, như cầu Chương Dương, Cầu Bãi Cháy – Hạ Long, cầu Cỏ May trên quốc lộ 51, … Một số cầu hiện đại, quy mô lớn đó được xây dựng, đáng kể nhất là cầu Mỹ Thuận - là cầu dây giăng đầu tiên ở Đông Nam Á bắc qua sông Tiền, nối liền hai tỉnh Tiền Giang với Vĩnh Long và một phần Đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống giao thông đường bộ của cả nước. Cầu Mỹ Thuận có chiều dài 1535,2 m, rộng 22,8 m với 4 làn xe và hai lề cho khách bộ hành. Hiện nay, nước ta đang thi công cầu Cần Thơ, cũng là một trong những cây cầu lớn nhất Đông Nam Á. Ngoài ra còn có hệ thống các hầm đường bộ như hầm Hải Vân, Hầm Kim Liên, dự kiếm xây dựng hầm tránh đèo Cả.
1.4. Các hình thức tổ chức lãnh thổ đường ô tô:
1.4.1. Điểm giao thông:
a. Đặc điểm
Điểm giao thông là hình thức tổ chức lãnh thổ thấp nhất trong các hình thức tổ chức lãnh thổ ngành giao thông vận tải. Đây là cơ sở để hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ cấp cao hơn. Đối với loại hình giao thông đường ô tô, điểm giao thông được tổ chức là các bến đỗ bến xe, phân bố rộng khắp trên lãnh thổ khác nhau. Diện tích khoảng 20.000M2  đến 50.000M2. Nhìn chung cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế. Thực hiện chức năng chính là điểm đỗ xe, vai trò trung chuyển hành khách và hàng hóa.
b.  Phân loại
Có nhiều cách phân loại dựa vào các tiêu chí khác nhau
v     Theo khả năng trung chuyển, tiếp nhận xe hành khách và hàng hóa thì có thể chia thành lớn nhỏ trung bình.
v     Theo vai trò của bến xe thì chia thành bến xe có ý nghĩa quốc gia như bến xe Móng Cái – Quảng Ninh. Đây thường là các bến xe nằm dọc biên giới cũng là các điểm có lượng lưu thông hàng hóa và hành khách rất lớn. không phải bến xe nào ở vùng biên cũng xếp vào loại này.
Bến xe có ý nghĩa vùng như bến xe Nước Ngầm – Hà Nội, bến xe Giáp Bát, bến xe Đà Nẵng,... Những bến xe này là điểm trung chuyển và tiếp nhận lượng hàng hóa và hành khách rất lớn của cả vùng rộng lớn.
Bến xe ý nghĩa địa phương như bến xe Kim Mã, bến xe Lương Yên – Hà Nội. Với những bến xe này khả năng tập trung xe ít, thường chỉ là bến đỗ xe của vận tải trong địa phương.
1.4.2. Tuyến giao thông
            Tuyến giao thông thường là đường quốc lộ với vai trò nối các điểm giao thông với nhau, cơ sở vật chất khá tốt. Các tuyến giao thông là hình thức tổ chức quan trọng đảm bảo cho việc vận chuyển và lưu thông hàng hóa, hành khách.
            Dựa vào đặc điểm của các tuyến giao thông và cấp quản lí có thể chia thành: Cao tốc và  quốc lộ do trung ương quản lí, tỉnh lộ do tỉnh quản lí, liên huyện do huyện quản lí.
Phân loại theo ý nghĩa thì có tuyến có ý nghĩa quốc tế, tuyến có ý nghĩa quốc gia, tuyến có ý nghĩa vùng.
1.4.2.1. Tuyến cao tốc
v     Cao tốc Thăng Long -  Nội Bài
Do nhu cầu bức thiết của việc phát triển kinh tế - xã hội, một số tuyến đường cao tốc trên lãnh thổ cả nước đó được đầu tư thi công. Đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài là tuyến đường cao tốc được thiết kế hiện đại, có chiều dài 13,8 km, nối cầu Thăng Long với sân bay quốc tế Nội Bài. Chất lượng đường rất tốt và thường xuyên được bảo dưỡng.
v     Cao tốc Láng - Hoà Lạc
Tuyến đường cao tốc Láng (Hà Nội) - Hoà Lạc (Hà Tây) dài 30 km, nối thủ đô Hà Nội với thành phố vệ tinh Hoà Lạc trong tương lai theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2020. Con đường cao tốc này trước mắt nhằm khai thác vùng phụ cận Hà Nội và về lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư để phát triển khu vực Xuân Mai - Hoà Lạc - Ba Vì, hình thành khu công nghiệp kỹ thuật cao, khu đô thị mới và khu du lịch phía Tây thủ đô.
v     Cao tốc Hải Phòng - Hạ Long
Tuyến đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch. Tuyến này hình thành sẽ trở thành một tuyến có ý nghĩa lớn, nó là một phần của cạnh đáy tam giác tăng trưởng đồng bằng sông Hồng.
v     Cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Giây
Đây là tuyến cao tốc đặc biệt quan trọng, thiết kế hiện đại và trong tương lai sẽ là điểm đầu của DA đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt, kết nối với đại lộ Đông – Tây và tuyến cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Trung Lương, tạo thành hệ thống đường cao tốc liên hòan Bắc - Nam. Toàn tuyến DA có tổng chiều dài 55 km, gồm 4 làn xe (giai đoạn 1), với điểm đầu tuyến là nút giao An Phú (thuộc Quận 2 TP.Hồ Chí Minh) và điểm cuối tại nút giao với QL 51, thuộc Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai), tốc độ thiết kế là 120 km/giờ…
v     Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Gò Dầu (Tây Ninh) xuất phát từ cầu Thủ Thiêm nối với đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu phục vụ nhu cầu của thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới.
v     Cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ
cao Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ. Toàn tuyến dài 61,9 km gồm hai hệ thống đường tuyến cao tốc (40km) và tuyến đường nối (21,9 km) điểm đầu là nút giao thông Bình Thuận, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, điểm cuối là nút giao thông Thân Cửu Nghĩa (km 50) huyện Châu Thành – Cần Thơ.
Ngoài ra còn có nhiều tuyến cao tốc khác đã và đang sử dụng như cao tốc Pháp Vân – Cầu Rẽ….
1.4.2.2. Tuyến quốc lộ
 Các tuyến quốc lộ chính theo hướng Bắc – Nam:
v     Quốc lộ 1A
Quốc lộ 1A chạy dài 2301 km theo chiều dài đất nước từ Hữu Nghị Quan – Lạng Sơn qua 32 tỉnh, thành phố đến Năm Căn – Cà Mau. Đây là tuyến đường dài nhất, quan trọng nhất, có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc Phòng. Đảm bảo cho việc lưu thông sản phẩm hàng hóa được thông suốt.  Không chỉ thế nó cùng với các tuyến giao thông khác mở rộng ra cả các nước trong khu vực.
Quốc lộ 1A là tuyến duy nhất chạy qua cả 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, với vai trò thiết lập nên mối quan hệ thông suốt trờn hầu hết lãnh thổ. 
Nhờ việc xây dựng đoạn đường cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) dài 80 km, tuyến đường này nối liền với đường Xuyên Á (ở đầu phía Nam với Cămphuchia và đầu phía Bắc với Trung Quốc). Nó gắn kết các vùng lãnh thổ trong nước với nhau và với quốc tế, đi qua các khu vực giàu tài Nguyên khoáng sản, các đồng bằng phì nhiêu và hàng loạt thành phố, trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước.
Do tầm quan trọng của tuyến đường, Nhà nước đó đầu tư nâng cấp, mở rộng với tổng kinh phí 750 triệu USD và thực hiện trên từng đoạn (Hà Nội - Lạng Sơn 168 km, trong đó có 51 km làm mới, Hà Nội - Vinh 278 km, Vinh - Đông Hà và Đông Hà - Nha Trang với tổng chiều dài 996 km, Nha Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh 450 km).
v     Đường Hồ Chí Minh
Đường Hồ Chí Minh là con đường đang trong quá trình thi công và hoàn thiện. Đây là con đường thứ 2 chạy dài theo chiều Bắc Nam phía Tây lãnh thổ, song song với quốc lộ 1A. Đường Hồ Chí Minh được xây dựng trên cơ sở con đường mòn Hồ Chí Minh trong khỏng chiến chống thực dân hình thành từ năm 1959 cũng như việc xây mới và nâng cấp một số tuyến quốc lộ.
Theo qui hoạch tổng thể, tổng chiều dài tuyến đường Hồ Chí Minh là 3.167 km đi qua 30 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó chi nhánh chính phía Đông là 2.667 km, nhỏnh phía Tây 500 km. Được thực hiện trong 3 giai đoạn từ 200 đến 2020. Giai đoạn 1 hoàn thành tuyến Hòa Lạc – Bình Phước. Giai Đoạn 2 hoàn thành Hòa Lạc – Bắc Pó và Bình Phước – Đất Mũi, giai đoạn 3 hoàn thành trên toàn tuyến đường. Cho đến này đó hoàn thành và thông đường hơn 1350 km từ Hòa Lạc tới Tân Cảng (Kom Tum) các đoạn khác đang được tiếp tục hoàn thiện.
Tuyến Hồ Chí Minh cú vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước. Nó không chỉ phát triển với chức năng là hành lang giao thông và hạ tầng kỹ thuật quốc gia phía Tây của đất nước mà cũng là trục phát triển kinh tế và các đô thị, điểm dân cư nông thôn; trục cảnh quan gắn với các di tích văn hoá, lịch sử, danh lam thắng cảnh.
Về định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường Hồ Chí Minh kết nối với mạng lưới đường bộ một cách thống nhất, cân đối, bảo đảm được tính liên hoàn, liên kết giữa các loại hình giao thông, tạo thành hệ thống giao thông thông suốt đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng trên phạm vi quốc gia và quốc tế.
v     Quốc lộ 14
Quốc lộ 14 dài 890 km từ Quảng Trị xuyên suốt Tây Nguyên đến Kom Tum, Plây cu, Buôn Ma Thuột và kết thúc ở thị trấn Chơn Thành tỉnh Bình Phước. Quốc lộ 14 gần như chạy song song với quốc lộ 1 từ phía Nam tỉnh Quảng Nam đến Đông Nam Bộ, nhưng chạy sát các vùng nói và cao Nguyên phía Tây giáp biên giới Lào và Cămpuchia. Quốc lộ 14 chạy qua toàn bộ vùng Tây Nguyên giàu tiềm năng và là nơi cư trú của đồng bào các dân tộc ít người, đây là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng về kinh tế - xã hội và đặc biệt là về mặt an ninh quốc Phòng. Tuy nhiên theo quy hoạch một số đoạn của đường 14 sẽ được cải tạo và nhập vào với đường Hồ Chí Minh. Theo đó, khi đường Hồ Chí Minh hoàn thành thỡ đường 14 chỉ cũn đoạn từ Kom Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông.
v     Quốc lộ 15
Quốc lộ 15 có chiều dài 600 km bắt đầu từ Mai Châu-Hoà Bình, chạy dọc Trường Sơn Đông qua các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị vào đến Thừa Thiên Huế và nối với đường Chín nam Lào. Quốc lộ 15 được xây dựng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước và nó được coi là trục chính của hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh trong khỏng chiến chống Mỹ. Ngày nay, quốc lộ 15 đang được mở rộng, nâng cấp và xây dựng hiện đại thành đường Hồ Chí Minh chạy dọc Trường Sơn nối với đường 14 vào thành phố Hồ Chí Minh. Quốc lộ 15 hiện còn 123 km từ Mai Châu-Hoà Bình đến Ngọc Lạc – Thanh Hóa, 162,2 km từ Tân Kì – Hà Tĩnh đến Minh Hóa – Quảng Bình.
v     Quốc lộ 13
Quốc lộ 13 là tuyến đường xuyên quốc gia, bắt đầu từ thành phố Hồ Chí Minh qua Lộc Ninh - Bình Phước sang Cămpuchia, rồi kéo đến tận Luông Phabăng – Lào dài 140 km. Theo qui hoạch nửa đầu của đoạn - từ TP.HCM đến Bình Phước – sẽ được nâng cấp lên trong tuyến Hồ Chí Minh. Tuyến 13 là tuyến giao thông quan trọng nối ba nước Đông Dương, có ý nghĩa trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như tăng cường tỡnh đoàn kết hữu nghị giữa ba nước Việt Nam - Lào - Cămpuchia.
v     Quốc lộ 12
Quốc lộ 12 dài 201km xuất phát từ thành phố Điện Biên Phủ qua thị xã Lai Châu, xã Ma Li Pho - huyện Phong Thổ rồi sang Trung Quốc. Quốc lộ ngắn với 2 cửa khẩu quốc tế Tây Trang và cửa khẩu qua Trung Quốc của Lai Châu. Đây là một trong những tuyến quốc lộ huyết mạch của tỉnh Lai Châu cũ, cũng như khu vực Tây Bắc nói chung. Ngày nay, quốc lộ 12 cú vai trò quan trọng đối với sự giao lưu về kinh tế - xã hội giữa hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
Các tuyến giao thông theo hướng Tây-Đông hoặc Tây Bắc -Đông Nam
a. Các tuyến giao thông ở Bắc Bộ
v     Quốc lộ 2
Quốc lộ 2 dài 316 km, nối Hà Nội với một số tỉnh trung du và miền nói Đông Bắc, đi qua Vĩnh Yên, Việt Trì, thị xã Tuyên Quang, thị xã Hà Giang và tới cửa khẩu quốc tế Thanh thủy (Hà Giang). Quốc lộ 2 cắt qua các vùng chuYên canh cõy công nghiệp dài ngày, tạo nên mối liờn hệ kinh tế giữa miền ngược và miền xuôi. Sau khi bước đầu được nâng cấp và cải tạo, chất lượng đường đó tốt hơn, nhất là đoạn từ Hà Nội đến Tuyên Quang.
v     Quốc lộ 3
Quốc lộ 3 dài 382 km, từ Hà Nội qua Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng rồi trẽ ra 2 hướng tới 2 cửa khẩu Tà Lựng và Trà Lĩnh của Cao Bằng. Đây là con đường xuyên qua vùng kim loại màu quan trọng nhất của vùng Đông Bắc đất nước.
v     Quốc lộ 4
Quốc lộ 4 là tuyến đường ngang chạy song song với biên giới Việt - Trung từ cao Nguyên Đồng Văn (Hà Giang) qua Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cái và đến Mũi Ngọc (Quảng Ninh). Bao gồm 4 đoạn: 4B dài 192.3 km từ Mũi Ngọc – Quảng Ninh đến TP Lạng Sơn, đoạn 4A từ TP Lạng Sơn đến thị xã Cao Bằng dài 101 km, đoạn 4C từ Bắc Cạn đến thị xã Hà Giang dài 260km, đoạn 4D từ thị xã Hà Giang đến cửa khẩu Lào Cai và tới Phong Thổ dài 291km. 4E từ Bảo Thắng – Lào Cai- Bát Sát dài 73 km. Riêng tuyến số 4 cùng với một số đường nhỏ đó nối dải 7 cửa khẩu lớn ở phía Bắc tổ quốc từ Móng Cái, Hữu Nghị, Tân Thanh, Tà Lựng, Trà Lĩnh, Thanh Thủy, Lào Cai. Có thể nói đây là tuyến đường chiến lược đối với vùng biên giới phía Bắc. Chất lượng đường đang được đầu tư nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh tế giữa các vùng nằm trên quốc lộ.
v     Quốc lộ 5
Quốc lộ 5 dài 95 km nối Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng. Đây là tuyến huyết mạch cắt ngang trung tâm tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nối thủ đô Hà Nội với cảng biển Hải Phòng. Việc đầu tư nâng cấp tuyến quốc lộ này tạo điều kiện biến nó trở thành một trong 2 hành lang kinh tế quan trọng nhất cả nước . Nó cũng có vai trò lớn trong đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của toàn vùng. Theo dự kiến phát triển, khi  cao tốc Hà Nội- Hải Phòng được xây dựng thỡ vai trò của tuyến quốc lộ 5 sẽ được giảm gáng nặng.
v     Quốc lộ 6
Quốc lộ 6 dài 477 km, nối Hà Nội với vùng Tây Bắc rộng lớn. Quốc lộ 6 từ Hà Nội vũng xuống Kim Bôi –Ninh Bình rồi đi Mai Châu - Hoà Bình, qua  Sơn La, rồi đến thị xã Lai Châu. Đây là tuyến đường có ý nghĩa sống cũn đối với toàn vùng Tây Bắc cả về kinh tế, Chính trị, xã hội và an ninh quốc Phòng.
v     Quốc lộ 10
Quốc lộ 10 từ ngó ba Biển Nghi (Quảng Ninh), nơi gặp quốc lộ 18 chạy song song với cạnh đáy của tam giác châu thổ sông Hồng, nối thành phố Hải Phòng với Thỏi Bình, Nam Định, Ninh Bình và cắt quốc lộ 1A ở cầu Tào Xuyên (Thanh Hoá). Đây là tuyến đường đi qua vùng lúa gạo trù phú và dân cư đông đúc bậc nhất của Đồng bằng sông Hồng. Chất lượng đường đó được nâng cấp cùng với việc xây dựng các cầu trên quốc lộ 10, tiêu biểu nhất là cầu Tân Đệ bắc qua sông Hồng nối liền hai tỉnh Nam Định và Thái Bình.
v     Quốc lộ 18
Quốc lộ 18 dài 131 km từ Nội Bài - Hà Nội qua Bắc Ninh đến Phả Lại, Đông Triều, Uông Bí, thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Tiờn Yên và kết thúc tại Móng Cái. Đây là tuyến hành lang quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nối thủ đô Hà Nội với cảng Cái Lân và cửa khẩu Móng Cái – Một trong những cửa khẩu sầm uất nhất của ta và Trung Quốc. Có thế nói nó là đường vào của khách du lịch Trung Quốc. Tuyến quốc lộ 18 cú ý nghĩa lớn trong phát triển thương mại vùng cũng như ý nghĩa lớn đối với quốc gia trong kinh tế và an ninh quốc Phòng.
v     Quốc lộ 32
Quốc lộ 32 xuất phát từ Hà Nội qua Sơn Tây - Việt Trì – Yên Bái- Than Uyên rồi đến Phong Thổ (Lai Châu) dài gần 400 km. Đây là tuyến quốc lộ huyết mạch trong lưu thông của các huyện nằm cách xa tỉnh lỵ của các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu. Cầu nối hàng hóa giữa trung tâm tiêu thụ Hà Nội và vùng sản vật phía Tây bắc. Chất lượng đường được đánh giá tương đối tốt.
v     Quốc lộ 37
Quốc lộ 37 kéo dài 144 km từ Mộc Châu (Sơn La) qua Yên Bái - Tuyên Quang - Thái Nguyên đến thành phố Bắc Giang và nối với đường 32. Đây là tuyến có ý nghĩa liên tỉnh của vùng Đông Bắc đất nước.
v     Quốc lộ 70
Quốc lộ 70 kéo dài 180 km từ Đoan Hùng (Phú Thọ) qua Yên Bình (Yên Bái) lên Bảo Yên rồi gặp quốc lộ 4E ở Bảo Thắng (Lào Cai). Đây là tuyến chủ đạo từ Lào Cai xuống Việt Trì và Hà Nội tạo dòng lưu thông hàng hóa dịch vụ.
v     Quốc lộ 279
Quốc lộ 279 kéo dài 558km từ biên giới Việt - Lào qua Điện Biên Phủ - Tuần Giáo - Than Uyên (Lai Châu) - Bảo Yên (Lào Cai) - Bắc Quang (Hà Giang) - Na Hang (Tuyên Quang) - Ba Bể - Ngân Sơn - Na Rỡ (Bắc Kạn) - Bình Gia - Văn Quan - Chi Lăng (Lạng Sơn) - Lục Ngạn - Sơn Đông (Bắc Giang) - đến tận thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). Đây là tuyến dài nhất chạy qua nhiều tỉnh trung du miền nói phía Bắc đất nước.
b. Các tuyến giao thông ở Trung Bộ
v     Quốc lộ 7
Quốc lộ 7 dài 215 km từ thị trấn Diễn Châu đến cửa khẩu Nậm Cắn nối liền Xiêng Khoảng (Lào) với thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò. Đây là một trong những tuyến đường ra biển quan trọng nhất của các tỉnh thuộc Đông Bắc Lào. Tuy nhiên tuyến này còn hạn chế vì bản thân vùng Đông Bắc Lào không phải là vùng kinh tế phát triển.
v     Quốc lộ 8
Quốc lộ 8 từ thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đến cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) và từ đây có thể đi đến Viêng Chăn (Lào). Đây cũng là một trong những tuyến đường ra biển quan trọng của các tỉnh Đông Bắc Lào.
v     Quốc lộ 9
Quốc lộ 9 dài 81 km từ thị xã Đông Hà tới cửa khẩu Lao Bảo. Đây là tuyến đường ngang quan trọng hang đầu nối Lào với biển Đông. Từ Xavanakhet (Lào) nó vượt qua đèo Lao Bảo đến Đông Hà (Quảng Trị). Ngoài ý nghĩa chiến lược về quân sự, con đường này cũng có nhiệm vụ nối liền Trung và Hạ Lào với các cảng thuộc lãnh thổ Việt Nam..
v     Quốc lộ 217
Quốc lộ 217 kéo dài 147 km từ Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) qua biên giới Việt Lào nối với Sầm Nưa. Đây cũng là một trong những con đường ra biển của các tỉnh thuộc nước bạn Lào. Tuyến này cũng chưa được khai thác tốt, hiện chỉ có ý nghĩa vùng.
v     Quốc lộ 19
Quốc lộ 19 dài 208 km từ Quy Nhơn (Bình Định) qua Plây cu - Đức Cơ (Gia Lai) sang Cămpuchia.
v     Quốc lộ 24
Quốc lộ 24 dài 147km đi từ Mộ Đức (Quảng Ngãi) qua Kon PLông lên Kon Tum. Đây là tuyến giao thông nối liền Kon Tum với vùng duyên hải, nối liền 2 vùng sản vật hoàn toàn khác nhau, đây cũng là tuyến phát triển vận tải hành khách và hàng hóa của vùng.
v     Quốc lộ 25
Quốc lộ 25 kéo dài 175 km  từ Tuy Hoà (Phú Yên) lên Plây cu (Gia Lai). Đây cũng là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên.
v     Quốc lộ 26
Quốc lộ 25 kéo dài từ Ninh Hoà (Khánh Hoà) lên Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc). Đây là cửa ngừ ra biển của Đắc Lắc.
v     Quốc lộ 27
Quốc lộ 27 kéo dài từ Phan Rang (Ninh Thuận) qua Đà Lạt (Lâm Đồng) lên Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc). Đây cũng là một trong những cửa ngừ ra biển của Đắc Nông và Đắc Lắc.
v     Quốc lộ 28
Quốc lộ 28 káo dài từ Phan Thiết (Bình Thuận) qua Di Linh (Lõm Đồng) lên Gia Nghĩa (Đắc Nông). Đây là cửa ngừ ra biển chủ yếu của tỉnh Đắc Nông
v     Quốc lộ 49
Quốc lộ 49 nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Quảng Trị, giao cắt với quốc lộ 1A và 2 nhánh của đường Hồ Chí Minh.
c. Các tuyến giao thông ở Nam Bộ
Từ thành phố Hồ Chí Minh, mạng lưới giao thông toả ra nhiều tuyến đường đến các vùng phụ cận có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy các mối quan hệ qua lại giữa Đông, Tây Nam Bộ với nhau và với các nước láng giềng. Bao gồm một số tuyến chủ yếu sau đây:
v     Quốc lộ 51
Quốc lộ 51 là tuyến giao thông huyết mạch xuyên suốt tam giác tăng trưởng kinh tế phía Nam (thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu) của vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, nối liền thành phố có công nghiệp phát triển. Tuyến 51 là hành lang kinh tế phát triển mạnh, vai trò của nó càng to lớn trong vùng. Hiện tuyến 51 dài 66.5 km từ thành phố Biên Hòa qua Long Thành, Tân Thành và giao cắt với quốc lộ 55 để nối với thành phố Vũng Tàu. Do nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc lộ 51 được cải tạo, nâng cấp, xây mới để trở thành đường cao tốc và xa lộ dài 170 km chạy thẳng thành phố Biên Hòa – Vũng Tàu. Trên tuyến này, cầu Cỏ May được xây dựng lại với 9 nhịp, dài 223 m.
v     Quốc lộ 20
Quốc lộ 20 dài khoảng 300 km từ ngã ba Dầu Giây (Đồng Nai) qua Bảo Lộc đi Đà Lạt. Đây là tuyến tương đối nhộn nhịp với các sản phẩm rau quả, chè, cà phê và dũng khách du lịch đến Lâm Đồng.
v     Quốc lộ 22
Quốc lộ 22 kéo dài 60 km từ thành phố Hồ Chí Minh qua Tây Ninh sang Cămpuchia ở cửa khẩu Mộc Bài. Đây là tuyến giao thông huyết mạch trong mối quan hệ giao lưu kinh tế - xã hội giữa hai nước Việt Nam và Cămpuchia. Đây cũng là tuyến nằm trong tuyến đường bộ xuyên Á. Nhánh 22B đi từ Tràng Bảng lên Tân Yên tới cửa khẩu Xá Xịa sang Capuchia.
v     Quốc lộ 60
Quốc lộ 60 dài 116 km  từ thị xã Sóc Trăng qua thị xã Trà Vinh đến huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre. Đây là tuyến giao thông liên tỉnh quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nối liền vùng nguyên liệu và vùng chế biến cũng như tiêu thụ sản phẩm đi cả nước.
v     Quốc lộ 30
Quốc lộ 30 kéo dài từ Cái Bè (Tiền Giang) - Cao Lãnh (Đồng Tháp) đi tiếp đến biên giới Việt Nam - Cămpuchia sang Phnôm Pênh.
v     Quốc lộ 61
Quốc lộ 60 kéo dài từ thành phố Cần Thơ qua Vị Thanh lên Rạch Giá (Kiên Giang).
v     Quốc lộ 63
Quốc lộ 63 kộo dài từ Châu Thành (Kiên Giang) qua Cà Mau nối với quốc lộ 1A tại thành phố Cà Mau.
v     Quốc lộ 80
Quốc lộ 80 đi ven cực Nam từ Hà Tiên qua Rạch Giá đến Châu Thành, ngoặt lên Đồng Tháp qua Sa Déc và gặp quốc lộ 1A tại Vĩnh Long. Tuyến 80 nối cực Tây của đồng bằng sông Cửu Long với vùng trung tâm.
v     Quốc lộ 91
Quốc lộ 91 kéo dài từ Cần Thơ qua Long Xuyên lên Châu Đốc (An Giang) qua biên sang Cămpuchia.
1.4.2. Tuyến có ý nghĩa quốc tế
Trong điều kiện phát triển một nền kinh tế mở cửa, việc xây dựng những tuyến đường giao thông xuyên quốc gia là một trong những định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Trong chiến lược hai hành lang, một vành đai, giữa Việt Nam và Trung Quốc đang hợp tác để xây dựng một số tuyến giao thông xuyên quốc gia, đó là:
v       Côn Minh - Lào Cai - Phú Thọ - Hà Nội - Hải Phòng
Đây là tuyến hành lang phía Tây trong chiến lược hai hành lang, một vành đai. Chiều dài tuyến hành lang trên lãnh thổ Việt Nam từ Lào Cai đến Hải Phòng dài hơn 400 km. Việc xây dựng tuyến hành lang phía Tây sẽ tăng cường khả năng giao lưu kinh tế giữa hai quốc gia và khai thác tốt tiềm năng công nghiệp của các lãnh thổ nằm trờn hành lang.
v       Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng
Đây là tuyến hành lang phía Đông trong chiến lược hai hành lang, một vành đai. Chiều dài tuyến hành lang trên lãnh thổ Việt Nam từ Lạng Sơn đến Hải Phòng dài gần 300 km. Hành lang phía Đông hoàn thành là lợi thế cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế cửa khẩu.
v      Vành đai Vịnh Bắc Bộ
Bao gồm các lãnh thổ nằm bên Vịnh Bắc Bộ, từ đảo Hải Nam - Trung Quốc đến Quảng Ninh, Hải Phòng. Việc xây dựng tuyến vành đai Vịnh Bắc Bộ sẽ tạo điều kiện khai thác tốt nhất tiềm năng kinh tế biển của cả hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc.
v     Hồ Chí Minh – Phôm Pênh
v     Quy Nhơn – đường 19 – miền Trung Capuchia
Đây là tuyến huyết mạch nối liền Tây Nguyên với duyên hải miền Trung và cũng là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các tỉnh của Lào và Cămpuchia. Tuyến được khai thác từ lâu, chất lượng tốt nhất của vùng và là tuyến đối ngoại quan trọng nhất của vùng.
v     Đông Hà – đường 9 – Savana khẹt
Đây là tuyến thuộc hành lang kinh tế Đông Tây kéo dài từ Mianma qua Thái, Lào đến Việt Nam
1.4.3. Đầu mối giao thông
Đầu mối giao thông có tác dụng to lớn trong việc đảm bảo các hoạt động có hiệu quả của mạng lưới giao thông vận tải cũng như hình thành và mở rộng các mối gian hệ kinh tế. Về qui mô đầu mối giao thông lớn hơn rất nhiều so với điểm giao thông. Nó là nơi qui tụ các tuyến giao thông huyết mạch của cả nước, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt, thường gắn với trung tâm kinh tế lớn. Đầu mối giao thông bao gồm hình thức tổ chức ở cấp thấp hơn là điểm giao thông cùng với hệ thống đường xá và giao thông nội đô khá đặc trưng. Nước ta có 2 đầu mối giao thông lớn ở hai đầu đất nước với nhiều tuyến lan tỏa đi khắp mọi miền là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hà Nội là đầu mối giao thông đường bộ quan trọng nhất ở phía Bắc đất nước. Nơi đây tập trung nhiều tuyến giao thông huyết mạch toả đi khắp các vùng trên phạm vi cả nước. Hà Nội là nơi quy tụ các tuyến đường có giá trị hàng đầu như các quốc lộ 1A, 2, 3, 5, 6, 18, 32, đường Hồ Chí Minh. Theo dự kiến trong tương lai nó cũng là nơi qui tụ của các tuyến cao tốc quan trọng như Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Vinh, Hà Nội – Hòa Lạc, Hà Nội – Lạng Sơn.Vai trò đầu mối của thành phố Hà Nội chủ yếu bắt nguồn từ nơi đây là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật hàng đầu cả nước. Ở nội thành Hà Nội cũng có hệ thống điểm giao thông thực hiện chức năng trung chuyển như: Giáp Bát, Nước Ngầm ở phía Nam, Mỹ Đình ở phía Tây, Lương Yên phía Đông….
- Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông đường bộ quan trọng nhất ở phía Nam đất nước. Nơi đây quy tụ các tuyến quốc lộ huyết mạch như quốc lộ 1A, 20 (sẽ nhập thành đường Hồ Chí Minh), 22, 50, 51…giao thông đường ô tô từ thành phố Hồ Chí Minh tỏa ra khắp các tỉnh của miền Nam đất nước. Một số tuyến cao tốc được dự kiến như: cao tốc Hồ Chí Minh đi thành phố Biên Hòa, thành phố Cần thơ, Thủ Dầu 1, Tân Thành – Bà Rịa Vũng Tàu tập trung lại tại Điểm giao thông ở cấp thấp hơn là  bến xe Miền Đông ngoài ra còn có bến xe miền Tây…
1.4.4. Mạng lưới  giao thông
            Mạng lưới giao thông đường ô tô của nước ta rất phát triển với tổng chiều dài 223.060km, mật độ 2,56 km/km2. Bao phủ toàn bộ lãnh thổ trong đó mật độ dày đặc ở vùng đồng bằng, thưa thớt hơn ở miền núi. Nếu tuyến giao thông ở đồng bằng thường chạy thẳng thì giao thông trung du miền núi lại ngoằn ngoèn, uốn lượn để trách địa hình. Mạng lưới đường ô tô bao gồm các đầu mối giao thông, tuyến giao thông, các bến xe, hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, các cầu vượt, hầm đường bộ, cầu ... Cơ sở vật chất của toàn bộ hệ thống đã và đang được hoàn thiện và nâng cấp theo chất lượng quốc gia và quốc tế.
Tổ chức mạng lưới giao thông tạo nên sự liên hoàn trong toàn bộ hệ thống với các tuyến nối liền các điểm các đầu mối hết sức phức tạp khó có thể tách rời. Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan tổ chức mạng lưới giao thông có thể chia làm 3 vùng: miền Bắc (giới hạn phía Nam là Hà Tĩnh), miền Trung (từ Quảng Bình cho đến Đắc Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận)  
1.4.4.1 Miền Bắc
Miền Bắc mạng lưới giao thông phát triển mạnh mẽ bởi đây cũng cũng là vùng lãnh thổ được khai thác từ lâu, mật độ đường dày đặc với nhiều tuyến đường quan trọng nhiều điểm giao thông quan trọng nhất là các điểm thuộc cửa khẩu phía Bắc, các tuyến Việt Trung thuộc hành lang kinh tế phía Bắc. Vùng cũng có Hà Nội được là đầu mối giao thông quan trọng và lớn nhất của cả nước. Chất lượng nhiều tuyến đường chưa cao, đang được cải tạo và nâng cấp, các tuyến thuộc trung du miền núi phía Bắc nhiều hầm vượt nhiều đèo, độ an toàn không cao.
1.4.4.2 Miền Trung
Miền Trung mạng lưới phủ khắp lãnh thổ, mật độ thấp hơn miền Bắc. Do vùng kéo dài, dọc theo 2 tuyến quan trọng chạy dài theo lãnh thổ là các tuyến nối ngang theo kiểu chân rết đảm bảo lưu thông của vùng. Mạng lưới giao thông của vùng có ý nghĩa lớn về an ninh quốc phòng cũng như vai trò kinh tế Việt Nam – Campuchia, Việt Nam – Lào.
1.4.4.3 Miền Nam
Miền Nam cũng là vùng đồng bằng rộng lớn, việc phát triển mạng lưới giao thông có nhiều thuận tiện. Tuy nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long do mạng lưới kênh rạch chằng chịt, giao thông gặp nhiều bất lợi trong do nền móng yếu. mạng lưới giao thông ô tô miền Nam tập trung hơn ở các tỉnh miền Đông.
1.5. Phương hướng phát triển mạng lưới đường ô tô gắn với các vùng lãnh thổ trong tuơng lai:
Trong tương lai, phương hướng phát triển TCLT đường ô tô như sau:
1.5.1. Đối với các tuyến Xuyên Việt:
Nâng cấp toàn tuyến quốc lộ 1 từ biên giới Việt - Trung đến Năm Căn - Cà Mau. Tiếp tục xây dựng vào hoàn thành đường Hồ Chí Minh.
1.5.2.Đối với các tuyến Đông Tây, nối các cửa khẩu ở biên giới với các cảng biển: Hình thành tuyến Cái Lân - Bắc Ninh - Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai. Đồng thời, nâng cấp các trục đường 8, 9, 25, 51.
Quy hoạch xác lập mạng lưới đường bộ cao tốc quốc gia có 20 tuyến với tổng chiều dài 5.873km bao gồm cụ thể:
-           Khu vực phía Bắc với tổng chiều dài 969km hướng tâm kết nối với Thủ đô Hà Nội, gồm các tuyến: Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai; Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái; Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn); Láng-Hòa Lạc - Hòa Bình; Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh.
-           Khu vực miền Trung và Tây Nguyên với tổng chiều dài 264km, gồm 3 tuyến: Hồng Lĩnh - Hương Sơn (Hà Tĩnh); Cam Lộ - Lao Bảo (Quảng Trị); Quy Nhơn (Bình Định) - PleiKu (Gia Lai).
-           Khu vực phía Nam với tổng chiều dài 834km, gồm 6 tuyến: Biên Hòa (Đồng Nai) - Vũng Tàu; Dầu Giây (Đồng Nai) - Đà Lạt (Lâm Đồng); TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh); Châu Đốc (An Giang) - Cần Thơ - Sóc Trăng; Hà Tiên - Rạch Giá (Kiên Giang) - Bạc Liêu.
1.5.3 Đối với từng vùng lãnh thổ:
1.5.3.1. Khu vực phía Bắc          
Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông khu vực phía Bắc với trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tập trung vào các nhiệm vụ sau:          
Xây dựng mới các tuyến đ­ường bộ cao tốc thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc và các đoạn tuyến thuộc đ­ường bộ cao tốc Bắc - Nam, một số tuyến hướng tâm có lưu lượng vận tải lớn và các tuyến vành đai vùng Thủ đô Hà Nội. Nối thông và nâng cấp toàn bộ các quốc lộ thuộc hệ thống vành đai phía Bắc, đường bộ ven biển; hoàn thành xây dựng tuyến vành đai biên giới; hoàn thành xây dựng các đoạn tránh ngập khi xây dựng thủy điện Sơn La; hoàn thành nâng cấp, đ­ưa vào đúng cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại. Cụ thể cải tạo quốc lộ 5, quốc lộ 18. Nâng cấp quốc lộ 10 và các tuyến không gian thành phố Hải Phòng. Tiếp tục cải tạo các quốc lộ 2, 3, 4, 6, 21, 32, 70. Đối với thủ đô, cải tạo mạng lưới đường đô thị, mở rộng và xây dựng các đường vành đai, đường cửa ô, đường xuyên tâm 
1.5.3.2 Khu vực miền Trung
Xây dựng các đoạn đư­ờng bộ cao tốc thuộc tuyến đ­ường bộ cao tốc Bắc - Nam. Nâng cấp, xây dựng các đ­ường thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây  và các đường ngang nối vùng duyên hải với các tỉnh Tây Nguyên, nối các cảng biển Việt Nam với các n­ước láng giềng nh­ư Lào, Thái Lan và Campuchia; nối thông và nâng cấp tuyến đ­ường bộ ven biển; đư­a vào đúng cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại. Xây dựng đ­ường hành lang biên giới và hệ thống đường phía Tây các tỉnh miền Trung từ Thanh Hoá đến Quảng Nam; xây dựng đường Tr­ường Sơn Đông từ Đà Nẵng đến Lâm Đồng. Cải tạo đường 14B từ Đà Nẵng nối vào quốc lộ 14 ở Bắc Kon Tum, nâng cấp quốc lộ 24 từ Quảng Ngãi đi Kon Tum, các quốc lộ 26, 19, 25, 27, 28, 49.
1.5.3.3  Khu vực miền Nam
Xây dựng các đoạn tuyến đư­ờng bộ cao tốc thuộc đ­ường bộ cao tốc Bắc - Nam, các tuyến cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh, thành và các đường vành đai thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh; nâng cấp và xây dựng mới các trục dọc chính, nối thông và nâng cấp tuyến đường bộ ven biển; hoàn thành nâng cấp, đ­ưa vào đúng cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại. Cụ thể hoàn thành việc mở rộng quốc lộ 1A, quốc lộ 51. Nâng cấp quốc lộ 13, xây dựng một số đoạn mới để nối thông đường N1 dọc biên giới từ Tây Ninh đến Kiên Giang. Cải tạo quốc lộ 60, nâng cấp đường đô thị, đường vành đai, nút giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh.

 ...............................................................................................................................
* Bài viết cho chuyên đề của lớp học năm 2008