Kỹ năng lấy thông tin từ cộng đồng qua các công cụ PRA (Xếp hạng ưu tiên)
Câu truyện
Tôi có cơ hội được làm việc với một 5 nhóm cộng đồng tại bản
của họ ở một huyện miền núi Đông Bắc. Trong đó chủ yếu là người Tày, Nùng, Dao
và Hmong. ở bản Dao tôi được làm việc ở
nhà trưởng xóm đó. Mọi người dường như rất thân thiện, người trưởng xóm rất nhiệt
tình tiếp đón với chúng tôi. Những người khác có vẻ dụt dè hơn một chút, họ thường
ngồi cách xa mặc dù cho chúng tôi cố gắng
mời họ ngồi gần để tiện thuận lợi cho việc tiến hành buổi nói truyện. Ở nhóm
Tày, chúng tôi ngồi làm việc cùng một số bạn tại nhà của trưởng nhóm. Ở nhóm
Hmong chúng tôi được ngồi nói chuyện ở mọt nơi gọi là nhà văn hóa mà tôi thường
đùa với đồng nghiệp là “lều văn hóa”. Nói khôi hài thế vì nó thật là ra một cái
nhà tạm bợ nhất có thể và gần như không có gì bên trong ngoài 1 cái bàn và vài
cái ghế dài.
Khi bắt đầu buổi làm việc chúng tôi cố gắng tạo ra một không
khí thoải mái nhất định từ người dân, họ có vẻ chăm chú và nhiệt tình tham gia ở
những vấn đề khi chúng tôi mới bắt đầu công việc. Vì nhóm của tôi có rất nhiều
đồng bào nên tôi cố gắng nói chậm để họ có thể hiểu những gì tôi nói, và đôi
lúc tôi hỏi chỉ định một ai đấy xem họ có hiểu những gì tôi nói không. Đôi lúc,
họ lại trao đổi với đồng bào bằng tiếng của họ làm tôi không thể hiểu họ đang
nói gì, những lúc đó tôi đành phải nhờ người dẫn đường phiên dịch giúp tôi ý của
họ nói hoặc giải thích cho họ rõ hơn ý của tôi nói. Tuy nhiên, khi gần đến cuối
buổi, sau khoảng 45 phút trao đổi, người dân có vẻ giảm độ tích cực của họ
trong hoạt động. Tôi cảm thấy được sự mệt mỏi và chán nản của họ khi bị hỏi lại
nhiều lần một câu hỏi, nhưng đó là điều bắt buộc tôi cần làm để kiểm tra thông
tin mà họ đưa ra. Và tôi cũng cảm thấy mình đang bị thất bại trong việc lấy được
thông tin tôi cần để lấp khoảng trống trên tờ giấy A0 trước mặt. Làm thế nào để
họ thực sự tham gia vào việc cung cấp thông tin cho tôi một cách hào hứng và để
thông tin mà tôi lấy được có chất lượng và số lượng?
Ở buổi làm việc với nhóm cộng đồng thứ 5 tôi thay đổi cách
làm việc với họ. Tôi nhờ chính họ viết những thông tin mà tôi cần lên giấy A5,
ai cũng được viết những vấn đề mà họ biết, và cuối cùng chúng tôi cùng nhau chọn
lựa nó, và gom nhóm chúng lại với nhau và dán lên tờ A0 thay vì tôi phải hỏi họ, và
viết. Họ thực sự nhiệt tình hơn, tôi có một tờ thông tin sinh động hơn , đầy đủ
hơn và chắc chắn chất lượng hơn những lần trước.
Bài học:
1 Đừng cố gắng tự làm tất cả mọi việc, cách tốt nhất là cùng
nhau làm việc một cách chủ động. Tôi nghĩ nên gọi nó là Doing by Playing. Bạn sẽ
gần họ hơn, họ sẽ nói cho bạn biết những thứ họ nghĩ, và họ sẽ làm giúp bạn cái mà bạn cần chứ không phải bạn
làm ra cái đó.
2. Thời gian tốt nhất có một buổi làm việc nhóm có hiệu quả
là 90 phút. Với khoảng thời gian này bạn chỉ có thể sử dụng được 2 công cụ và
nhiều là được 3 công cụ nếu nhóm của bạn có trình độ nhận thức cao.
Hình 1: Nhà văn hóa của bản người Hmong. Khi chúng tôi đến nhà văn hóa này bược phải trèo lên một tà luy cao 1m, vượt qua một ruộng ngô vào len lên con dốc nhỏ này. Đứng từ nhà văn hóa, cảnh núi non trùng điệp thực sự thu hút. Trong nhà văn hóa không có điện, chỉ có 1 cái bàn và vài cái ghế dài.
Hình 2: Nhà văn hóa của một bản gần trung tâm xã. Bên trong có duy nhất 1 cái bàn gỗ (lúc này một số người trong nhóm của chúng tôi đang làm việc với người dân), ghế nhựa được mang từ các nhà xung quanh đến. Vách đất mái lá, nền trơn trượt!