TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA CÁC BÊN NHẰM KHUYẾN KHÍCH HỘ GIA ĐÌNH LẮP ĐẶT PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI NINH THUẬN
DungTTT
Tóm tắt
Phát
triển điện mặt trời áp mái là xu thế và chiến lược trong phát triển điện năng
quốc gia trong tương lai. Để có thể phát triển nhanh chóng điện mặt trời cấp hộ
và tăng tỷ trọng điện năng lượng mặt trời (NLMT) áp mái, nghiên cứu này tập
trung vào việc phân tích và làm rõ vai trò, mối tương quan của các bên liên
quan trong khuyến khích hộ gia đình lắp đặt pin NLMT để khai thác hiệu quả tiềm
năng năng lượng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính
quyền địa phương có nhiều chủ trương tập trung vào phát triển điện NLMT mái nhà;
công ty điện lực có vai trò quan trọng trong khuyến khích hộ gia đình lắp pin
NLMT; Ngân hàng đã triển khai gói tín dụng dành cho cá nhân nhưng chưa đủ hấp
dẫn; Mối quan hệ chặt giữa công ty lắp đặt pin năng lượng mặt trời và công ty
điện tạo điều kiện cho việc khuyến khích hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời hộ
gia đình. Tuy nhiên, để đảm bảo việc phát triển không chỉ xanh mà còn công bằng
cần có thêm cơ chế chính sách hỗ trợ, sự liên kết chặt hơn giữa các bên liên
quan khai thác tốt lợi thế so sánh của Ninh Thuận trong lĩnh vực này.
Từ khóa: năng lượng tái tạo, điện mặt trời, pin năng lượng mặt trời
áp mái
1. Đặt vấn đề
Ninh
thuận nằm trong vùng Nam Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với
đặc trưng nắng nóng, lượng bốc hơi lớn và lượng mưa nhỏ có 2 mùa mưa và mùa
khô. Địa bàn tỉnh nằm trong vùng có số giờ nắng và tổng bức xạ lớn, giờ nắng
trung bình là 2.843 giờ/năm, cao nhất cả nước[1].
Một năm trung
bình có 9 tháng nắng với số ngày nắng tương đương là 200 ngày/năm. Không chỉ
thế, tổng bức xạ cũng vào hàng cao so với trung bình của cả nước. Con số này là
230kcl/cm2, ngay cả vào tháng thấp điểm chỉ số này cũng đạt 14
kcl/cm2. Với những đặc điểm này về khí hậu, Ninh Thuận trở thành địa
bàn có tiềm năng to lớn để phát triển năng lượng mặt trời. Theo bản đồ
bức xạ mới nhất ở Việt Nam, lượng bức xạ ở Ninh thuận ở nhóm cao nhất là nước.
Con số trung bình là trong khoảng 5,4 đến 5,6 kwh/m2.
Chính
sách vĩ mô ở Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng đối với việc khuyến khích hộ
gia đình lắp đặt pin NLMT bao gồm chính sách về: giá bán điện, thị trường điện
cạnh tranh. Chính sách về giá ổn định, và lâu dài giúp cho nhà đầu tư (là doanh
nghiệp và người dân) yên tâm đầu tư trước biến động của thị trường. Đặc biệt là
trong bối cảnh suy thoái kinh tế và áp lực lên ngành công nghiệp năng lượng
ngày một lớn. Chính sách vĩ mô về thị trường điện cạnh tranh và điện mặt trời
áp mái tạo điều kiện quan trọng để hình thức này phát triển rộng khắp. Năm
2017, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/04/2017
về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Theo
đó, các công trình điện mặt trời mái nhà được kết nối với lưới điện quốc gia và
thực hiện ghi nhận số điện qua công tơ điện 2 chiều, và thực hiện mua bán điện
với công ty điện lực theo giá quy định. Đây là mốc quan trọng cho phát triển điện
mặt trời áp mái ở Việt Nam. Tiếp sau đó, để cụ thể hóa, Bộ Công Thương đã ban
hành Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12/09/2017, hướng dẫn chi tiết các quy định
về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt
trời nối lưới, hoặc điện NLMT hòa lưới. Ngoài ra, Bộ Công thương có Chương
trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam giai đoạn 2019-2025
theo Quyết định số 2023/QĐ-BCT ngày 5/7/2019 với mức hỗ trợ 3 – 10 triệu cho 1
triệu mái nhà xanh.
Cho đến
năm 2020, Thủ tướng chính phủ cho phép bên mua điện là chủ thể khác ngoài EVN
có thể là cá nhân hay doanh nghiệp có nhu cầu theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg
về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Ngay sau đó, Bộ
Công thương đã có hướng dẫn chi tiết theo Thông tư số 18/2020/TT-BCT quy định về
phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho dự án điện mặt trời
do Bộ Công thương ban hành. Theo đó hướng dẫn chi tiết cả trường hợp người mua
điện không phải là chủ sở hữu của công trình điện áp mái (trường hợp cho thuê
mái nhà cho bên thứ ba lắp đặt điện mặt trời áp mái). Bên cạnh đó, biểu giá bán
điện cho các giai đoạn sau mốc 30/06/2019 (Công văn số 3725/EVN-KD) đến
20/12/2020 được quy định rõ tạo thêm thuận lợi cho lắp đặt điện mặt trời mái
nhà. Các chính sách này đã từng bước tạo ra những điều kiện rất thuận lợi cho
việc cá nhân, doanh nghiệp tiến hành lắp đặt điện mặt trời áp mái và coi mái
nhà là một đối tượng mới có thể khai thác trong sản xuất điện. Tuy nhiên, để đảm
bảo việc phát triển không chỉ xanh mà còn công bằng cần có thêm cơ chế chính
sách hỗ trợ cũng như cần có sự liên kết chặt hơn giữa các bên để số lượng hộ
gia đình lắp đặt pin NLMT mái nhà ngày càng tăng, khai thác tốt lợi thế so sánh
của Ninh Thuận trong lĩnh vực này.
2.
Cơ sở
lý luận
2.1. Các bên liên quan và vai trò của các bên liên
quan
Lý
thuyết về các bên liên quan được tiếp cận khá muộn, mãi đến những năm 1980s mới
có những định nghĩa đầu tiên. Ở các khái niệm ban đầu, các bên liên quan được
coi như là các tổ chức (Freeman, 1984; Evan và Freeman, 1988; Freeman, 2004;
Donaldson và Preston, 1995; Greenley và Foxall, 1997). Theo đó, các bên liên
quan gồm bất kỳ một cá nhân hay nhóm có thể có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi
các hoạt động của một tổ chức, tập đoàn kinh tế. Cho đến đầu năm 2000, có nhiều
bên khác cũng tiếp cận khái niệm các bên liên quan, các nhóm của bên liên quan
được liệt kê đầy đủ, cụ thể hơn ví dụ Fontaine và nnk (2006) đã liệt kê 12 nhóm
các bên liên quan khác nhau trong kinh doanh.
Đối
với vấn đề quản lý năng lượng mặt trời, nhóm tác giả xác định các bên liên quan
là những người quan tâm đến, và những người bị ảnh hưởng bởi các hoạt động quản
lý năng lượng (Li và nnk, 2019). Theo cách nhìn từ mức độ có liên quan của các
chủ thể đến sự việc phân tích, và được chia làm: i) các bên liên quan chính:
bao gồm người hưởng lợi và nhóm bị ảnh hưởng trực tiếp của dự án, chính sách;
các bên liên quan thứ cấp bao gồm các cá nhân có khả năng có lợi ích để ảnh
hưởng đến kết quả của dự án; nhóm gồm những người/quan chức không trực tiếp
tham gia vào dự án/chính sách nhưng có thể cung cấp và đóng góp quan điểm có
lợi hoặc đóng góp vào ít nhất một thuộc tính nào đó (kỹ thuật viên, xã hội dân
sự).
Như
vậy, về cơ bản các bên liên quan được tính là tất cả nhóm có thể có liên quan,
chịu tác động tích cực hoặc tiêu cực đến một hoạt động, sự việc nào đó. Trong
phạm vi của sự việc “khuyến khích lắp đặt pin năng lượng mặt trời” ở hộ
gia đình, các bên liên quan được xác định bao gồm: chính phủ, các nhóm doanh
nghiệp, công ty điện lực, tổ chức tài chính.
2.2.Kinh nghiệm khuyến khích lắp đặt
pin năng lượng mặt trời trên thế giới
Trên
thế giới có nhiều quốc gia đã tạo ra những cơ chế chính sách thích hợp cho việc
phát triển điện mặt trời áp mái quy mô nhỏ để tận dụng tối đa mặt bằng trống
sản xuất điện năng. Một số quốc gia tạo ra các gói hỗ trợ nhằm khuyến khích cá
nhân và doanh nghiệp lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái (ví dụ Thụy Điển),
một số quốc gia dùng cơ chế bắt buộc lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà như
một phần không thể thiếu của tòa nhà trước khi vận hành (ví dụ Ấn Độ).
Thứ nhất, gói trợ cấp hấp dẫn có tác
động kích thích cá nhân và doanh nghiệp lắp đặt hệ thống quang điện. Thậm chí
hồ sơ nộp xin trợ cấp lớn gây áp lực không nhỏ lên chính quyền cấp tỉnh.
Thứ hai, thủ tục đề trình và xin trợ
cấp mất rất nhiều thời gian so với thời gian lắp đặt hệ thống pin quang điện
mái nhà và nối lưới. Quy định yêu cầu thủ tục xin trợ cấp cần thực hiện trước 6
tháng, trong khi đó việc lắp đặt công trình pin quang điện chỉ mất khoảng 1
tuần khi các nguồn lực vật chất sẵn sàng.
Thứ ba, lợi ích từ hệ thống quang
điện mang lại cho hộ gia đình và doanh nghiệp khiến nhiều
trường hợp tự đầu tư.
Thứ tư, chính phủ Thụy Điển
đóng gói hỗ
trợ hiện tại có nguy cơ làm giảm tốc độ tăng trưởng của điện mặt trời quy mô
nhỏ tại nước này.
Thứ năm, ngược
lại các chính sách bắt buộc lắp đặt tại Ấn Độ bị trì hoãn thời hạn nhiều lần do
năng lực tài chính và nhận thức của đơn vị thi công. Đây là những
bài học kinh nghiệm nên xem xét và cân nhắc khi triển khai các mô hình phát
triển điện mặt trời tại tạo tại Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên
cứu thực hiện các phỏng vấn sâu và lập sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các bên
trong việc lắp đặt pin năng lượng mặt trời. Nghiên cứu thực hiện 20 phỏng vấn
sâu đại diện các bên liên quan. Trong đó 05 phỏng vấn sâu là hộ gia đình đã lắp
đặt pin năng lượng mặt trời, 05 hộ chưa lắp nhưng có khả năng và nhu cầu lắp
đặt pin năng lượng mặt trời, 10 phỏng vấn sâu dành cho các đối tượng liên quan
khác gồm: đại diện doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, đại diện chính quyền, đại
diện ngân hàng/quỹ tài chính. Trong phạm vi giới hạn về kinh phí và nguồn lực,
nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích và kỹ thuật quả cầu tuyết
trong lấy mẫu phỏng vấn sâu.
4.
Kết
quả nghiên cứu
4.1. Thực trạng vai trò của các bên liên quan trong
khuyến khích lắp đặt pin NLMT áp mái ở Ninh Thuận
4.1.1. Vai
trò của chính quyền địa phương trong triển khai chính sách
Kết quả phỏng vấn sâu đối với cán bộ
Sở Công thương cho thấy cán bộ Sở tâm huyết với nhiệm vụ xây dựng chính sách
liên quan đến cơ chế giá và cơ chế hỗ trợ cho điện mặt trời áp mái chung cũng
như chính sách riêng của địa phương.
“Phía Sở có tham mưu xây dựng 1 quy
trình, nhưng cần thống nhất quy định trên toàn tỉnh. Cơ chế chính sách chạy quá
nhanh, làm không kịp” (PVS cán bộ
Sở Công Thương).
Bên cạnh đó, quyết tâm của
chính quyền cấp tỉnh trong phát triển điện mặt trời thể hiện rõ trong các văn
bản chính sách của tỉnh và cụ thể trong chính sách triển khai các chương trình,
dự án nghiên cứu có liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo và NLMT tại địa
phương. Không chỉ thế, còn được xác định là hướng ưu tiên của chính quyền cấp
tỉnh. Điều này cho thấy nỗ lực của địa phương nhằm phát triển điện mặt trời.
“Hiện tại cán bộ Sở đang giúp đơn vị
nghiên cứu thực hiện Dự án về nhằm phát triển điện mặt trời tại Ninh Thuận”
(PVS cán bộ Sở Công Thương)
Như vậy, chính quyền địa
phương có chủ trương rõ ràng và xác định điện áp mái là hướng ưu tiên trong
phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc các chính sách chung của quốc
gia về điện mặt trời áp mái được triển khai tích cực tại địa phương.
Đối với chức năng quản lý
của Sở Công Thương, ngoài các chức năng chính đã được thực hiện rõ ràng thì có
một số chức năng có liên quan nhưng không có hoạt động bao gồm: quản lý chất
lượng pin NLMT; đánh giá về tác động môi trường của dự án pin NLMT. Về chức
năng quản lý thị trường cụ thể là chất lượng pin NLMT yêu cầu cần có bộ tiêu
chuẩn chất lượng kiểm định được rõ ràng được quy định. Tuy nhiên, hệ thống kiểm
định chất lượng pin NLMT của Việt Nam chỉ mới có, do đó việc thực hiện chức
năng quản lý chất lượng pin NLMT nằm ngoài năng lực của cán bộ tại địa phương.
4.1.2.
Vai trò của doanh nghiệp trong lắp đặt hệ thống NLMT áp
mái
Doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ lắp đặt điện mặt trời bao gồm các đơn vị chính như:
Doanh nghiệp kinh doanh pin NLMT, inverter; Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm phụ
trợ lắp đặt khác (giàn NLMT); Doanh nghiệp lắp đặt thiết bị pin NLMT. Các công
ty lắp đặt chủ yếu là công ty nhỏ, chuyên thực hiện nhiệm vụ lắp đặt điện mặt
trời cấp hộ gia đình.
Theo
ý kiến của một số doanh nghiệp, những người làm dịch vụ lắp đặt điện mặt trời
vừa học vừa làm. Thông thường, các đơn vị cung cấp dịch vụ lắp đặt pin NLMT áp
mái cũng đồng thời cung cấp các thiết bị chính là pin NLMT, và bộ chuyển đổi
nguồn điện (inverter), và các sản phẩm phụ trợ bao gồm giàn, khung giá đỡ.
“Người
dân cũng không quan tâm đến giá, họ quan tâm đến việc ký hợp đồng để có thể nối
lưới” (PVS, doanh nghiệp lắp đặt)
Một
số hộ gia đình tự lắp đặt pin NLMT áp mái cho hộ gia đình của mình. Tuy nhiên,
đây là người có làm trong ngành điện và có mối quan hệ xã hội để liên hệ và mua
các sản phẩm pin NLMT, inverter và các sản phẩm phụ trợ nếu cần cho việc lắp
đặt hệ thống điện NLMT tại hộ.
Nhà tôi tự lắp, người ta có hướng dẫn lắp nên
tự làm, giảm được một chút so với thuê ở ngoài. Mình làm thì không mất tiền trả
công thợ (PVS, nữ).
4.1.3.
Vai trò của công ty điện trong khuyến khích lắp
đặt NLMT áp mái
- Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận
thức của người dân
Công
ty tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến người dân trong địa bàn sinh sống với
nhiều hình thức đa dạng. Trong đó tập trung trước hết vào khai thác mạng lưới
xã hội của các cán bộ đoàn thể, công nhân viên trong công ty. Từ các chủ thể
này, công ty có cơ chế khuyến khích/thưởng đối với những người giới thiệu thêm
được đồng mua bán điện từ pin NLMT. Từ cơ chế này, cá nhân sẽ tích cực tuyên
truyền đến các mối quan hệ xã hội của mình, từ đó nâng cao nhận thức của người
dân về lợi ích thu được khi lắp pin NLMT, tăng số lượng lắp đặt pin NLMT. Phỏng
vấn đại diện Công ty điện cho biết:
“Công
ty tổ chức các lớp tư vấn riêng cho 6 đoàn thể và cấp giấy chứng nhận. Những
người này khi giới thiệu được khách hàng lắp đặt NLMT nối lưới sẽ được nhận một
khoản hoa đồng tùy thuộc vào quy mô công trình pin NLMT của hộ đó.” (PVS, nam,
Đại diện công ty điện).
Ngoài
chiến lược mở rộng qua mạng lưới xã hội của các cá nhân hay những cộng tác
viên, công ty còn thực hiện chiến lược như mô hình kiểu mẫu, khuyến khích các
cán bộ công nhân viên trong công ty lắp đặt pin NLMT và nối lưới với một khoản
ưu đãi nhất định. Từ những mô hình mẫu là các gia đình của các cán bộ công nhân
viên trong công ty sẽ tạo tính lan tỏa, tăng giá trị của hoạt động tuyên truyền
qua cộng tác viên. Phỏng vấn sâu cán bộ nhân viên trong công ty điện, cũng là
những người đi tiên phong trong việc lắp pin NLMT trước 30/06/2019 cho biết khi
được hỏi về lý do lắp pin NLMT.
“Mình
làm trong ngành điện nên biết rõ lợi ích. Qua phân tích thấy công nghệ cũng
hiện đại. Dư thì bán được lên lưới, giảm được điện giá cao. Lúc bấy giờ lắp
trước 30/06/2019 thì được ưu đãi. Công ty hỗ trợ 500 nghìn đồng với công suất
dưới 5kw. Mình mời thêm được người khác lắp thì cũng có thêm hỗ trợ khác nữa.”
(PVS, nữ, 37 tuổi)
- Triển khai hỗ trợ dịch vụ đấu nối lưới điện miễn phí
Hiện
tại các vật tư và dịch vụ liên quan đến đấu nối lưới điện đang được thực hiện
miễn phí cho khác hàng, bao gồm: Khảo sát, đánh giá hệ thống pin NLMT hộ gia
đình, công tơ điện 2 chiều, chi phí lắp đặt công tơ điện 2 chiều, ký hợp đồng
mua bán điện, dịch vụ tư vấn giải đáp thắc mắc của khách hàng. Điều này có
nghĩa là khách hàng không phải trả bất kỳ phí nào liên quan đến dịch vụ và
trang thiết bị phục vụ cho việc nối điện từ hệ thống NLMT mái nhà hộ gia đình
lên lưới điện quốc gia. Toàn bộ thiết bị và dịch vụ tư vấn được thực hiện bởi
công nhân viên công ty điện.
“Người
dân chỉ cần gọi điện vào tổng đài cung cấp thông tin, sau đó có cán bộ kỹ thuật
xuống khảo sát đường tải điện để xem gắn công tơ 1 chiều hay 2 chiều. Công tơ
điện là miễn phí.” (PVS, nam, 40 tuổi, nhân viên kinh doanh công ty điện)
Kết
quả trả lời phỏng vấn sâu của nhân viên kinh doanh của công ty điện và đại diện
ban lãnh đạo của bên công ty điện lực đều cho thấy ý kiến thống nhất. Điều này
cho thấy quy trình thực hiện khâu nối lưới điện của công trình điện áp mái đã
được chuẩn hóa, và việc thực hiện của nhân viên ngành điện theo đúng quy định
của ngành.
“Khách hàng cần lắp đặt liên hệ với trung tâm sẽ được tư vấn. Nếu khách
hàng đã lắp đặt sẽ được hẹn lịch khảo sát. Nếu công trình đáp ứng đủ tiêu chuẩn
của ngành điện thì sẽ giải quyết nhanh chóng trong 3 ngày” (PVS, đại diện công
ty điện)
- Chi trả tiền điện cho hộ gia đình đã
lắp đặt và nối lưới điện
Việc
chi trả được thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của phía công ty điện và
khách hàng. Đối với các khách hàng lắp đặt trước 30/6/2019 thì đã được chi trả
theo hóa đơn tiền điện hàng tháng, giao địch qua hóa đơn giấy hoặc thanh toán
điện tử trên hệ thống. Đối với khách hàng lắp đặt sau 30/6/2019 đến nay (tại
thời khảo sát) đang được xem xét cơ chế giá. Tại thời điểm đề tài thực hiện
nghiên cứu tại địa phương, cơ chế giá đang có phương án dự thảo, chưa có quyết
định chính thức nên chưa tiến hành phỏng vấn được dân. Tuy nhiên, tại thời điểm
hoàn thành báo cáo, cơ chế thanh toán giá điện cho hộ gia đình đã được quy định
với mức 1913 đồng/kWh cho hộ lắp trong giai đoạn từ 01/07/2019 đến 31/12/2019,
và với mức giá 1940 đồng/kWh cho hộ lắp trong giai đoạn từ 01/01/2020 đến
31/12/2020 (Tập đoàn điện lực, 2020).
4.1.4.
Vai trò của đơn vị tài chính trong cung cấp gói tín dụng
Trên
địa bàn của Ninh Thuận có nhiều ngân hàng đang hoạt động. Tuy nhiên, cho đến
thời điểm giữa 2020, chỉ có 1 ngân hàng đưa ra gói tín dụng liên quan đến điện
mặt trời. Đó là ngân hàng thương mại của nhà nước BIDV tỉnh Ninh Thuận. Nhân
ngày đưa ra gói tính dụng “đầu tư dự án điện NLMT áp mái” cho các khách
hàng là cá nhân vay vốn đầu tư phát triển điện NLMT áp với yêu cầu tài sản thế
chấp là đất hoặc nhà ở. Lãi suất cho vay của BIDV hiện tại là 9% trong 12 tháng
đầu tiên, từ tháng thứ 13 lãi suất thả nổi theo thị trường được điều chỉnh 6
tháng 1 lần. Tổng giá trị vôn vay tối đa là 100% gí trị đầu tư của hệ thống pin
NLMT áp mái và không quá 2 tỉ đồng. Thời gian vay tối đa 96 tháng. Về bản chất,
đây là gói tín dụng cho vay lãi suất tiêu dùng, gắn với việc lắp đặt pin năng
lượng mặt trời ở hộ gia đình. Trên thực tế chưa tạo ra được lãi suất hay lộ
trình ưu đãi để kích thích hộ gia đình lắp đặt pin năng lượng mặt trời.
4.2. Nhận xét về thực trạng mối quan hệ giữa các bên
liên quan trong khuyến khích lắp đặt pin năng lượng mặt trời
4.2.1. Vị thế của các bên liên quan trong khuyến khích lắp
đặt pin NLMT
Nhà
lập chính sách và thực thi chính sách có vai trò hết sức quan trọng đối với
việc khuyến khích hộ gia đình lắp đặt pin NLMT thể hiện qua việc hình thành nên
chính sách về giá bán điện và thị trường điện cạnh tranh. Hiện tại, các chính sách tại
địa bàn tỉnh đang tập trung nhiều vào nhà máy điện NLMT hơn là vào khuyến khích
hộ gia đình lắp đặt pin NLMT áp mái.
Trong
phạm vi địa bàn tỉnh Ninh Thuận, công ty điện lực có vai trò chủ đạo trong việc
thúc đẩy việc lắp pin NLMT áp mái cấp hộ gia đình thông qua hiện thực hóa các
chính sách vĩ mô của nhà lập chính sách và thực thi chính sách tại địa phương.
Cụ thể hóa thông qua hoạt động triển khai lắp đặt công tơ điện 2 chiều và ký
hợp đồng mua bán điện một cách thuận tiện.
Trong
hoạt động lắp đặt pin NLMT mái nhà hiện tại ở Ninh Thuận, ngân hàng chưa có
nhiều vị trí trong việc khuyến khích hộ gia đình lắp đặt. Mặc dù các gói tín
dụng dành cho cá nhân lắp đặt pin NLMT đã hình thành nhưng chưa thực sự hấp dẫn
và thu hút khách hàng. Do đó, hiện tại ngân hàng đóng vai trò như một bên phụ
trợ cho việc lắp đặt pin NLMT. Tuy nhiên, vị thế này hoàn toàn có thể thay đổi
khi tạo ra liên kết chặt chẽ hơn giữa ngân hàng và công ty điện.
4.2.2. Mối tương quan giữa các bên liên quan
Thứ nhất, sự kết hợp
chặt chẽ giữa doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ lắp đặt pin năng lượng
mặt trời và công ty điện tạo thuận lợi cho thủ tục đấu nối lưới điện. Doanh
nghiệp là bên cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho hộ gia đình. Doanh nghiệp sản xuất
lớn có vai trò quan trọng trong phát triển sản phẩm. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu
đảm bảo cung ứng sản phẩm cần thiết cho việc lắp đặt điện năng lượng mặt trời tại
địa phương. Các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và dịch vụ đáp ứng nhu cầu về các sản
phẩm phụ đi kèm quá trình lắp đặt diện năng lượng mặt trời. Cuối cùng là các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cung cấp
dịch vụ lắp đặt trên nền tảng sản phẩm sẵn có cho hộ gia đình. Doanh nghiệp lắp
đặt pin năng lượng mặt trời thường kết hợp là việc cung ứng pin và inverter cho
hệ thống pin năng lượng mặt trời.
Thứ hai, mối liên hệ chính thống
giữa các bên còn gồm công ty điện, doanh nghiệp kinh doanh lắp đặt điện mặt
trời áp mái, ngân hàng, và cơ quan quản lý tại địa phương yếu, thể hiện mờ
nhạt. Điều này thể hiện rõ trong một số mối liên kết giữa ngân hàng và công ty
điện hoặc doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời mái nhà trong việc hình thành các
chính sách khuyến khích lắp đặt pin NLMT.
Thứ ba, liên hết giữa ngân hàng và
công ty điện trong hình thành chính sách khuyến khích lắp đặt pin NLMT áp mái
cho hộ gia đình là không có. Tại thời điểm nghiên cứu cho thấy, có bên ngân
hàng chủ động gửi thư thông báo về chính sách cho vay của ngân hàng liên quan
đến lắp đặt pin NLMT áp mái để công ty điện được biết, giới thiệu đến khách
hàng. Tuy nhiên, không có sự liên kết sâu hơn giữa hai chủ thể này nhằm tạo cơ
chế thuận lợi cho khách hàng trong vấn đề.
Do
đó, việc hình thành các liên kết chính thống và chặt chẽ hơn giữa các bên liên
quan này là rất quan trọng đối với việc tạo thêm các cơ chế thuận lợi cho việc
lắp đặt pin NLMT áp mái.
Các bên liên quan |
Chính quyền |
Công ty điện |
Doanh nghiệp lắp
đặt pin NLMT |
Ngân hàng/quỹ tín
dụng |
Chính quyền |
/ |
*** |
N |
N |
Công ty điện |
|
/ |
*** |
* |
Doanh nghiệp lắp
đặt pin NLMT |
|
|
/ |
N |
Ngân hàng/quỹ tín
dụng |
|
|
|
/ |
Nguồn: Tác giả
* : Mức độ liên kết . Càng nhiều *, mức độ liên kết càng cao.
4.3. Sơ đồ vai
trò của các bên liên quan trong khuyến khích lắp đặt pin năng lượng mặt trời
Quy
trình lắp đặt pin NLMT mái nhà tại địa phương gồm các 6 bước. Trong đó, hộ gia
đình là đối tượng chính nên tham gia vào phần lớn các bước của việc lắp đặt.
Song song với đó, các bên liên quan khác cũng có vai trò chính trong một số
khâu, nhưng luôn vai trò của hộ gia đình trong đó. Hộ gia đình là đối tượng chính
trong việc chuẩn bị phương án tài chính, mặc dù ngân hàng cũng đã có mối quan
tâm nhưng trên thực tế triển khai chưa có nhiều vai trò trong khâu này. Doanh
nghiệp lắp đặt pin NLMT mái nhà thực hiện khâu số 2 và số 3 là khảo sát và lắp
đặt hệ thống pin NLMT mái nhà. Công ty điện có vai trò chính trong thực hiện
khâu số 4,5,6 về khảo sát tính khả thi của việc đấu nối lưới điện, lắp công tơ
điện và ký kết hợp đồng mua bán điện với hộ gia đình. Tuy nhiên, công ty điện
nên tham gia ngay từ khâu số 1 khi hộ gia đình có ý định lắp đặt hệ thống pin
NLMT mái nhà để nối lưới tránh trường hợp hệ thống không đủ tiêu chuẩn đối nối.
Hình 1: Sơ đồ vai trò của các bên
liên quan trong lắp đặt pin NLMT mái nhà
4.5
Giải pháp nhằm tăng cường liên kết giữa các bên liên quan trong khuyến khích lắp
đặt pin NLMT
Thực trạng vai trò và mối liên kết
giữa các bên liên quan gồm công ty điện, doanh nghiệp kinh doanh lắp đặt điện
mặt trời áp mái, ngân hàng, và cơ quan quản lý tại địa phương cho thấy một số
vấn đề sau: Liên kết chính thống giữa các bên liên quan còn yếu; Thiếu sự liên
kết giữa ngân hàng và công ty điện hoặc doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời mái
nhà trong việc hình thành các chính sách khuyến khích lắp đặt pin NLMT; Ngân
hàng đã chủ động tạo gói tín dụng dành cho cá nhân lắp đặt pin NLMT tuy nhiên
lãi suất chưa hấp dẫn.
Vấn đề đặt ra là cần phải tăng cường
sự liên kết giữa các bên này trong việc thực hiện cùng hợp tác tạo ra gói tài
chính tín dụng hoặc mô hình tài chính thích hợp có đủ sức hấp dẫn với các bên.
Các liên kết cụ thể được thể hiện rõ trong từng mô hình của gói tín dụng dành
cho lắp đặt điện mặt trời áp mái. Mô hình hỗ trợ tập trung vào đối tượng thiếu
nguồn lực 0-10kWp cho hộ gia đình có thu nhập trung bình thấp tập trung vào đối
tượng chính sách, mô hình gói tín dụng hấp dẫn hướng đến đối tượng công trình
điện mặt trời 10-20kWp cho tòa nhà văn phòng, doanh nghiệp có kinh doanh. Hơn nữa, đối với doanh nghiệp lắp đặt cần đa dạng hóa thêm
các mô hình kinh doanh liên quan đến lắp đặt điện mặt trời mái nhà. Ngoài mô
hình hiện tại là kinh doanh cung cấp thiết bị và dịch vụ lắp đặt điện mặt trời
áp mái cho khách hàng cần chuyển hưởng sang mô hình thuê mái nhà của các hộ gia
đình, các đơn vị, tòa nhà có nhu cầu. Điều này khai thác tốt hơn diện tích
trống trong phát triển điện mặt trời tại địa phương.
Hành động tiếp theo |
|
1.Chính quyền/sở- CT |
Tăng cường quản lý thị trường về chất lượng pin
NLMT. Có nhiều các chính sách khuyến khích hộ gia đình lắp
đặt pin NLMT hơn nữa. Tạo ra gói hỗ trợ cho hộ gia đình Chính sách. |
2.Doanh nghiệp |
Kết nối với
công ty điện thực hiện các dự án thuê mặt bằng mái nhà. |
3.Công ty điện |
Kết nối nhiều hơn với ngân hàng trong các gói tín
dụng. |
4.Ngân hàng/ quỹ tài chính |
Tạo ra nhiều gói tín dụng hấp dẫn hơn đặc biệt các
gói tín dụng hỗ trợ đối tượng chính sách. Kết hợp với công ty điện/doanh nghiệp trong một số
các gói tín dụng cho vay nhằm khuyến khích lắp đặt pin NLMT. |
3.Hộ gia đình |
Chủ động tìm hiểu,
tiếp cận các gói hỗ trợ ưu đãi. Chủ động tiếp cận các bên liên quan khác đầu tư điện
mặt trời áp mái hộ gia đình. |
Bảng 2: Khuyến nghị hành động
cho các bên liên quan nhằm thúc đẩy lắp đặt pin năng lượng mặt trời mái nhà hộ
gia đình
Như vậy, cần có chính sách vĩ mô
của nhà nước với gói tài chính hỗ trợ và sự liên kết mạnh mẽ giữa các bên liên
quan bao gồm ngân hàng, công ty điện, doanh nghiệp kinh doanh lắp đặt pin NLMT.
Sự liên kết chặt chẽ và các gói tín dụng hấp dẫn với nguyên tắc các bên đều có
lợi giúp khai thác lợi thế của địa phương trong phát triển. Điều này cũng sẽ
góp phần cho việc đảm bảo sự phát triển an ninh năng lượng, và đảm bảo sự tiếp
cận công bằng giữa các nhóm, và thân thiện với môi trường.
- Mô hình 1: Bắt buộc lắp đặt hệ thống
pin NLMN đối với tòa nhà mới xây. Mô hình này có sự kết hợp giữa bên xây dựng,
công ty điện, đơn vị quản lý đô thị. Theo đó, các công trình này chỉ được vận
hành khi tòa nhà đã lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời. Diện tích lắp đặt
tối thiểu là 50% đến 80% diện tích mái nhà của công trình xây dựng. Do là điều
kiện bắt buộc của công trình xây đựng đi vào hoạt động nên việc lắp đặt pin
năng lượng mái nhà tòa không cần xin phép để tạo thuận lợi.
- Mô hình 2 - Gói vay hấp dẫn 1: Hộ
gia đình đăng lý lắp đặt pin NLMT mái nhà, toàn bộ chi phí do phía Ngân hàng
trả. Trong thời gian 8 năm đầu tiên, toàn bộ sản lượng điện sản xuất được bán
cho bên điện lực, thanh toán cho ngân hàng. Hộ gia đình vẫn trả tiền điện hàng
tháng như bình thường. Sau 8 năm, khi hoàn được vốn và lãi cho ngân hàng, hệ
thống pin NLMT thuộc sở hữu hộ gia đình. Mô hình này cần có sự liên kết giữa hộ
gia đình, ngân hàng, công ty điện.
- Mô hình 3 - Gói vay hấp dẫn 2: Hộ
gia đình đăng ký lắp đặt pin NLMT mái nhà, toàn bộ chi phí do phía Ngân hàng
trả. Trong thời gian 7-8 năm đầu tiên, toàn bộ sản lượng điện sản xuất đẩy lên
lưới được thanh toán cho ngân hàng. Hộ gia đình vẫn trả tiền điện tiêu thụ hàng
tháng (tiền đã giảm). Sau 7-8 năm nay, khi hoàn được vốn và lãi cho ngân hàng,
hệ thống pin NLMT thuộc sở hữu hộ gia đình. Khác với gói số 1, toàn bộ hệ thống
pin NLMT mái nhà tròn 7-8 năm đầu coi như cho thuê hoàn toàn, không thuộc sở hữu
của hộ, ở gói số 2 hộ gia đình có sở hữu nhưng phần điện giảm được mỗi tháng
sau khi lắp đặt lại thanh toán cho ngân hàng. Ở mô hình 2 thời gian hoàn trả
cho ngân hàng sẽ lâu hơn.
- Mô hình 4 - Gói vay tiêu dùng 3: Ở
mô hình này, hộ gia đình vay ngân hàng lắp đặt hệ thống điện theo lãi suất dành
riêng cho đối tượng lắp điện mặt trời.
- Mô hình 5 - Hỗ trợ chính sách: Tập
trung vào đối tượng chính sách. Ở mô hình này, hộ gia đình vay ngân hàng lắp
đặt hệ thống điện theo lãi suất dành riêng cho đối tượng lắp điện mặt trời của
ngân hàng chính sách theo chính sách của Chính phủ. Mô hình này cần cân nhắc
tạo chính sách đặc thù cho một số tỉnh thành có ưu thế đặc biệt về điện mặt
trời trong cả nước.
5. Kết luận và thảo luận
Thứ nhất, trong cơ chế khuyến khích
lắp đặt pin NLMT mái nhà cho thấy mỗi bên có một vai trò quan trọng khác nhau.
Để việc lắp đặt pin NLMT mái nhà được thực hiện ngày càng phổ biến thì cơ chế
chính sách của cơ quan nhà nước đóng góp một phần quan trọng. Trong đó cơ chế
giá và chính sách cụ thể trong chi trả tiền điện ở hợp đồng mua bán điện có
tính chất quyết định. Cơ chế về giá được quyết định dưới chính sách của nhà
nước. Sự quan tâm của chính quyền địa phương đến lĩnh vực điện tái tạo nói
chung và điện mặt trời nói riêng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
của hệ thống pin năng lượng mái nhà của địa phương.
Thứ hai, trong phạm vi địa bàn tỉnh
Ninh Thuận, công ty điện lực có vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy việc lắp
pin NLMT áp mái thông qua hiện thực hóa các chính sách vĩ mô của ngành điện, và
triển khai lắp đặt công tơ điện 2 chiều, ký hợp đồng mua bán điện với khách
hàng. Như đã biết, hệ thống điện mặt trời áp mái có thể bám lưới, lưu trữ hoặc
nối lưới. Tuy nhiên, hình thức có hiệu quả kinh tế nhất là điện mặt trời áp mái
nối lưới do đường biểu diễn tiêu thụ điện của khách hàng trong ngày không phải
lúc nào cũng song song với đường sản xuất điện của hệ thống điện áp mái. Hơn
nữa, điện áp mái chỉ có thể sản xuất điện vào thời gian ban ngày. Do đó, việc
tạo thuận lợi cho việc kết nối lưới điện và ghi nhận số điện lưới điện của công
ty điện với khách hàng đã tạo ra cú hích lớn đối với thị trường lắp đặt điện áp
mái ở Ninh Thuận. Tuy nhiên, để hiện thực hóa chính sách, nhiều hoạt động
tuyên truyền, nâng cao nhận thức, quảng bá chính sách đã được tiến hành và có
hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của người dân
trong việc tiếp cận nguồn điện này.
Thứ ba, sự kết hợp
chặt chẽ giữa doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ lắp đặt pin NLMT và
công ty điện tạo thuận lợi cho thủ tục đấu nối lưới điện. Doanh nghiệp là bên
cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho hộ gia đình. Doanh nghiệp sản xuất lớn có vai
trò quan trọng trong phát triển sản phẩm. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu đảm bảo
cung ứng sản phẩm cần thiết cho việc lắp đặt điện NLMT tại địa phương. Các
doanh nghiệp sản xuất nhỏ và dịch vụ đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm phụ đi kèm
quá trình lắp đặt điện NLMT. Cuối cùng là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lắp
đặt hệ thống điện NLMT cung cấp dịch vụ lắp đặt trên nền tảng sản phẩm sẵn có
cho hộ gia đình. Doanh nghiệp lắp đặt pin NLMT thường kết hợp là việc cung ứng
pin và inverter cho hệ thống pin NLMT. Doanh nghiệp cần mở rộng thêm sang các
mô hình thuê mái tòa nhà để lắp đặt pin NLMT sử dụng hiệu quả không gian trống
cho công nghiệp năng lượng tại địa phương.
Thứ tư, ngân hàng có vai trò quan
trọng trong việc tạo ra gói tín dụng cung cấp nguồn tài chính ban đầu để lắp
đặt điện mặt trời áp mái. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với công trình quy
mô nhỏ (<5 kwp) ở các hộ gia đình dễ bị tổn thương với năng lực tài chính
hạn chế; dự án quy mô lớn hơn (>50kwp) ở các cá nhân và doanh nghiệp có kinh
doanh. Đối với gói tín dụng dành cho cá nhân, ngân hàng thương mại của nhà nước
BIDV tỉnh Ninh Thuận đã triển khai gói tín dụng “đầu tư dự án điện NLMT áp mái” . Về bản chất, đây là gói tín dụng
cho vay lãi suất tiêu dùng, gắn với việc lắp đặt pin NLMT ở hộ gia đình. Trên
thực tế chưa tạo ra được lãi suất hay lộ trình ưu đãi để kích thích hộ gia đình
lắp đặt pin NLMT do đó cần có sự phối hợp với các bên để tạo ra các gói tín
dụng hấp dẫn phù hợp với từng đối tượng vay vốn.
Cuối
cùng nhưng không kém phần quan trọng, nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính trên mẫu có quy nhỏ tại địa phương. Do đó, nghiên cứu này không
có điều kiện tham vấn các bên liên quan ở cấp quản lý chung, phần lớn các
trường hợp khảo sát tập trung và người trực tiếp, thực hiện các chính sách của
các bên liên quan tại địa phương. Do nghiên cứu tiếp theo có thể nâng cấp bằng
việc bổ sung đại diện là cơ quan quản lý ở cấp cao hơn để có cái nhìn vĩ mô hơn
nữa. Đối với nội dung nghiên cứu, đề tài này chưa làm rõ được liên kết phi
chính thức giữa các bên. Nghiên cứu tiếp theo cũng có thể tiếp tục hướng nghiên
cứu này để làm rõ các liên kết này có tác động như thế nào đến việc thực hiện
chính sách. Ngoài ra, một nghiên cứu tương tự tại một địa bàn nghiên cứu khác
sẽ là một bằng chứng để so sánh tốt hơn vai trò và mối liên kết giữa các bên
trong lắp đặt pin NLMT hộ gia đình. Các nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực tài
chính có thể cho thấy tính khả thi của việc thực hiện các liên kết giữa các bên
và tính hiệu quả của việc tiến hành các mô hình cho vay như đã khuyến nghị. Tuy
nhiên, hơn hết các nhà môi trường cũng có thể tiếp tục hướng nghiên cứu về tác
động môi trường của việc lắp đặt pin NLMT trước xu thế gia tăng nhanh chóng
đang diễn ra tại Việt Nam cũng như tại địa bàn nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo
- BIDV chi nhánh Ninh Thuận. (2020). Công
văn số 1011/CV-BIDV.NT ngày 20 tháng 05 năm 2020 về việc Chính sách cho vay đầu
tư dự án điện năng lượng mặt trời áp mái.
-
Donaldson, T., and
Preston, L.E., (1995). The Stakeholder Theory of the Corporation: Concepts, Evidence, and
Implications Author(s), The Academy of Management Review, Vol. 20, No. 1
(Jan., 1995), pp. 65-91.
- EVN. (2020). Quyết định số 3725/EVN-KD
ngày 01 tháng 06 năm 2020 về việc ký hợp đồng và thanh toán tiền điện đối với
các hệ thống ĐMTMN sau 20/06/2019.
-
Fontaine, C.,
Haarman, A., Schmid, S. (2006). The stakeholder theory,
https://pdfs.semanticscholar.org/606a/828294dafd62aeda92a77bd7e5d0a39af56f.pdf
-
Freeman, R.E. (1984). “Strategic
Management: A stakeholder Approach”. Boston, MA:
Pitman.
-
Greenley, G.E. and
Foxall, G.R. (1997). Multiple stakeholder orientation in UK companies and the implications
for company performance, Journal of Management Studies, Vol. 34 No.2,
pp. 259-284.
-
Li, YH. O’Donnell,
J., García-Castro,
R., Vega-Sánchez, S., Mihindukulasooriya, N., O’Donnell,
J. (2019). Enhancing energy management at district and
building levels via an EM-KPI ontology, Automation in Construction, vol
99, pp.152-167.
-
Qurehi, T.M.,
Ullad, K., Arentsen, M.J. (2017). Factors responsiblie for solar PV adoption at household level: a case
of Lahore, Paskistan. Renewable and sustainable Energy Reviews, 78, pp.754-763.
- Thủ Tướng Chính Phủ. (2020). Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06 tháng 04 năm 2020 về cơ chế khuyến
khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.