19 thg 11, 2012

Môi trường trong phát triển bền vững từ góc độ văn hoá qua một nghiên cứu thực nghiệm ở Bắc Bộ



Môi trường trong phát triển bền vững từ góc độ văn hoá qua một nghiên cứu thực nghiệm ở Bắc Bộ*


Lời giới thiệu**

Nhiều khu vực ở ĐBSH đang phải đối mặt với các vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, kim loại nặng do phát triển công nghiệp và đô thị hóa. Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, tình trạng suy giảm diện tích rừng, suy giảm đa dạng sinh học ngày càng nhiều. Nguyên nhân của suy giảm môi trường không chỉ do cách thức sản xuất mà cả trong tiêu dùng, cũng như áp lực của dư luận, chế tài kiểm soát chưa đủ lớn để chi phối hành vi theo chuẩn mực của xã hội. Giá trị môi trường vẫn được xếp ở vị trí thấp hơn so với các giá trị về kinh tế. Khi xung đột xảy ra, lựa chọn cho tăng trưởng kinh tế vẫn là vấn đề được ưu tiên vì mục tiêu phát triển.
            Bài viết từ góc độ văn hóa, khuyến nghị các giải pháp cho vấn đề này là xây dựng giá trị thực sự môi trường với hệ thống chuẩn mực, tiêu chuẩn cụ thể. Hành vi của cá nhân và cộng đồng phải thực sự biểu hiện chuẩn mực về môi trường. Thay đổi cái vi mô của hành vi để đạt được cái vĩ mô là bảo vệ môi trường.


1.      Đặt vấn đề

Nếu trong tư tưởng của triết học phương Đông là “thiên nhân hợp nhất” thì triết học phương Tây là “chinh phục thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ mình”. Vì thế văn hóa ứng xử với thiên nhiên của phương Đông cũng hòa hợp hơn. Tuy nhiên, hệ giá trị về môi trường trong quá trình phát triển hiện nay dường như đang bị bào mòn. Các chuẩn mực trước kia không còn phù hợp với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong khi đó, hệ giá trị và chuẩn mực chi phối đến hành vi trong hoạt động sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.
Trong mối quan hệ với môi trường, mọi hoạt động của quá trình phát triển kinh tế luôn bao hàm hai quá trình: khai thác tài nguyên và phát thải rác thải. Việc giải quyết không hài hòa giữa hành vi khai thác và phát thải là nguyên nhân gây ra các vấn đề về môi trường. Thực tế cho thấy trong những năm qua phát triển kinh tế gắn liền với tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng nhiều hơn là theo chiều sâu tức theo chiều mở rộng về số lượng hơn là về chất lượng. Chiều hướng này cũng đồng nghĩa với việc tăng cường khai thác tài nguyên thiên nhiên vì mục tiêu phát triển kinh tế nhanh. Mặt khác, “việc lồng ghép bảo vệ môi trường với phát triển KT-XH, hài hòa phát triển 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trường ở nước ta còn chưa sâu rộng, còn coi nhẹ phát triển bền vững về mặt môi trường” (Phạm Ngọc Đăng, 2011) Đây có thể coi là việc phát triển thiếu tính bền vững do giá trị về mặt kinh tế đang đứng ở một vị trí cao hơn so với giá trị về mặt môi trường, “xét về mặt căn bản và sâu xa là sự thiếu hụt đạo đức, văn hóa môi trường” (Hà Huy Thành, 2001).

Phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay đang gặp phải nhiều vấn đề về môi trường. Những ưu tiên của Chính quyền trong vấn đề phát triển kinh tế dẫn đến xuất hiện ngày càng nhiều vấn nạn về môi trường, ô nhiễm các loại tài nguyên. Báo cáo hiện trạng môi trường cho thấy chất lượng môi trường đang ngày càng xuống cấp. i, Ô nhiễm đất do dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật tại các tỉnh nông nghiệp như Nam Định, ô nhiễm kim loại nặng khu vực đô thị và làng nghề như ở Hà Nội;  thoái hoá, xói mòn  đất ở một số tỉnh miền núi như Hà Giang. ii, tài nguyên nước (nước mặt và nước ngầm) suy giảm cả về lượng và chất. Hàm lượng BOD5 cao ở hầu hết các con sông Bắc Bộ.  Hầu như các dòng chảy nội thành các thành phố đều bị ô nhiễm nghiêm trọng “vượt quá quy chuẩn cho phép, nhiều nơi đã trở thành kênh nước thải”. Phổ biến hiện tượng nước phú dưỡng, bốc mùi. Nước ngầm ở nhiều khu vực bị nhiễm Coliform vượt tiêu chuẩn hàng trăm đến hàng nghìn lần. Ô nhiễm photphat, Asen có xu hướng tăng tại Hà Nội. iii, không khí tăng cường bụi và các chất gây hiệu ứng nhà kính. vi, ô nhiễm tiếng ồn phổ biến tại các tuyến giao thông và cụm dân cư. v, Đa dạng sinh học giảm; diện tích từng tăng lên nhưng chất lượng suy giảm, rừng ngập mặn đang bị suy thoái, suy giảm đa dạng loài tự nhiên.


Hoạt động kinh tế có tác động mạnh mẽ đến tài nguyên môi trường mà bản chất là sức ép của việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. Xét trong chức năng của môi trường tự nhiên bao hàm cả vai trò cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất và chứa đựng chất thải thì hiện trạng môi trường là hệ quả cân bằng của quá trình khai thác tài nguyên và quá trình phát thải rác thải ra môi trường. Trong khuôn khổ của nghiên cứu chỉ xét đến hoạt động phát thải rác thải.


-          Nước thải sinh hoạt
Khảo sát 855 hộ dân cho thấy, có 62,3% số hộ nước thải sinh hoạt thải ra hệ thống cống, còn lại nước thải sinh hoạt chưa có hệ thống gom nước thải. Trong số đó có 20,2% số hộ nước thải sinh hoạt chảy tràn ra đất, và 17,4% số hộ còn lại dẫn nước thải ra ao, mương hoặc hồ gần đó.
Hầu hết nước thải ở nông thôn không được thu gom, chảy tràn ra đất hoặc dẫn ra các dòng chảy mặt trên địa bàn. Việc thu gom nước thải thông qua hệ thống cống rãnh ở khu vực thành thị tốt hơn nhiều. Có 86,5 % nước thải sinh hoạt được đổ ra hệ thống cống rãnh có nắp, ở khu vực nông thôn chỉ có 25% được dẫn vào hệ thống cống có nắp, còn lại 53,2% nước thải sinh hoạt đổ tràn ra đất hoặc đổ ra ao mương hồ để sử dụng lại trong sản xuất nông nghiệp bao gồm cả tưới tiêu và chăn nuôi. Tỷ lệ này cao hơn ở TDMNPB (61,5%) và thấp hơn ở nông thôn ĐBSH (40,1%). Trong khi đó ở nông thôn, phần lớn các gia đình sử dụng nước từ các nguồn giếng khoan, giếng khơi của hộ gia đình hay của cộng đồng. Việc thải nước sinh hoạt tràn ra đất, sẽ trở thành nguồn gây ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm hóa học đối với nguồn nước sinh hoạt. Trước mắt, điều này đặt ra vấn đề cung cấp nước hợp vệ sinh cho dân cư nông thôn.
-     Rác thải sinh hoạt
Thu gom rác thải mới chỉ thực hiện tốt ở khu vực thành thị, ở khu vực nông thôn phần lớn rác thải được các hộ gia đình tử xử lý bằng cách tự đốt. Cách thức này áp dụng với các thải rắn như túi ni lông, và các chất dẻo tạo ra chất độc hại nguy hiểm, ô nhiễm môi trường không khí. Khu vực thành thị của ĐBSH 100% rác thải được thu gom, ở TDMNPB con số này cũng đạt trên 90%. Ngược lại, ở nông thôn có hơn một phần ba lượng rác được thu gom. Có 52,7% rác thải nông thôn TDMNPB và 45,9% ở ĐBSH được xử lý bằng hình thức đốt.
Điều tra cho thấy còn 10,9% ở TDMNPB và 6,3% ở ĐBSH cho biết họ đổ rác tại bãi rác lộ thiên của điểm dân cư.  Sự tồn tại các bãi rác lộ thiên tại điểm dân cư gây ra: i, gây mùi hôi thối; ii, mất cảnh quan; iii, chất ô nhiễm tích tụ lâu thông qua nước mưa ngấm xuống đất làm ô nhiễm đất, nước ngầm; ảnh hưởng đến môi trường sống nhất là của các hộ dân gần đó.



Chung
TDMNPB
DBSH

Thµnh thÞ
N«ng th«n
Thµnh thÞ
N«ng th«n

B·i r¸c lé thiªn cña ®iÓm d©n c­
63%
2.2%
10.9%
0%
6.3%

Thïng r¸c c«ng céng t¹i ®iÓm d©n c­
10.4%
18.8%
6.4%
11.7%
7.2%

§Ó r¸c c¹nh nhµ cã xe thu gom
45.4%
74.6%
23.9%
88.3%
28.5%

Kh«ng cã ®iÓm ®æ r¸c cè ®Þnh
6.2%
3.6%
6.1%
0%
12.1%

Gia ®×nh tù ®èt
31.7%
0.9%
52.7%
0%
45.9%


Lượng rác thải sinh hoạt ngày một tăng nhất là ở khu vực thành thị, lượng rác thải sinh hoạt trung bình một người một ngày gấp 2 đến 3 lần so với khu vực nông thôn. Năm 2008 con số này là 1,45kg/người/ngày ở đô thị và 0,4kg/người/ngày ở nông thôn[1]. Lượng phát thải rác sinh hoạt ở các tỉnh miền núi thấp hơn nhiều so với ở khu vực thành thị. Con số này là 0,81kg/người/ngày ở ĐBSH và 0,76 ở TDMNPB[2] . Tại các đô thị lớn, lượng rác thải cao hơn nhiều so với trung bình của cả nước.
Thu gom rác thải sinh hoạt 2 năm trở lại đây được đánh giá tốt hơn trước nhất là ở thành thị. Có 64,5% số được hỏi ở thành thị cho rằng việc thu gom tốt hơn trong khi con số này ở nông thôn chỉ là 46,4%. Tuy nhiên, vẫn còn ý kiến cho thấy việc thu gom rác kém hơn so với 2 năm trước đây với 9,7% ở nông thôn TDMNPB và 1,9% ở nông thôn ĐBSH.


TÇn suÊt
PhÇn tr¨m


KÐm h¬n
42
4.9

Nh­ cò
357
41.8

Tèt h¬n
456
53.3

Tæng
855
100.0


Tuy nhiên, trên địa bàn chưa có khu xử lý nước thải và rác thải đạt tiêu chuẩn quy định. Lượng rác thải thu gom ở khu vực đô thị vẫn được xử lý theo kiểu thu gom về các bãi rác xa điểm dân cư hoặc hình thức chôn lấp hợp vệ sinh. Hình thức này chỉ là giải pháp làm hạn chế ô nhiễm môi trường tại khu vực tập trung dân cư chứ không phải là giải pháp triệt để cho việc xử lý rác thải gây ô nhiễm môi trường. Nhìn chung, việc thay đổi công nghệ trong xử lý rác thải cũng đã góp phần tích cực trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực Bắc Bộ.
*      Phát thải ô nhiễm từ hoạt động sản xuất ở Bắc Bộ
Các hoạt động sản xuất và dịch vụ đều phát thải các rác thải gây ô nhiễm môi trường, trong đó nguồn phát thải lớn nhất là từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Lượng phát thải rác công nghiệp đặc biệt nhiều tại các khu vực tập trung công nghiệp và các khu công nghiệp. Trên thực tế, các quy định pháp luật yêu cầu xử lý rác thải, nước thải nhưng còn nhiều cơ sở sản xuất cố tình vi phạm, xả thải trực tiếp không qua xử lý hoặc có xử lý nhưng chưa đạt yêu cầu cho phép. Tỷ lệ các khu công nghiệp có nhà máy xử lý rác thải, nhà máy xử lý rác thải hoạt động có hiệu quả chưa nhiều. Các nguồn phát sinh này gây ô nhiễm lớn đến môi trường khu vực sản xuất và môi trường khu vực lân cận.
            Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn ý kiến của người dân cho rằng trên địa bàn sinh sống của họ có chịu ô nhiễm bởi các nguồn gây ô nhiễm là các cơ sở sản xuất công nghiệp. Trong đó, 62,1% ý kiến cho rằng bị ô nhiễm bởi sản xuất công nghiệp, 60% cho rằng bị ô nhiễm bởi hoạt động của giao thông vận tải. Phần lớn ý kiến đánh giá ô nhiễm ở mức độ nghiêm trọng.
            Khu vực thành thị ít chịu ảnh hưởng bởi ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghiệp hơn so với khu vực nông thôn. Nguồn gây ô nhiễm đáng kể là do xây dựng cơ sở hạ tầng (56,6%) và hoạt động của các phương tiện cơ giới (65,4%). Trong khi đó ở khu vực nông thôn người dân cho rằng họ bị ảnh hưởng nhiều bởi các nhà máy sản xuất công nghiệp (58,3%) và khu công nghiệp (58,3%). Ô nhiễm do phương tiện cơ giới là 56,8%.


Thµnh thÞ
N«ng th«n



TÇn suÊt
%
TÇn suÊt
%

Khu c«ng nghiÖp

120
37.9
284
52.9

Nhµ m¸y s¶n xuÊt c«ng nghiÖp

156
49.1
313
58.3

Lµng nghÒ s¶n xuÊt tiÓu thñ c«ng nghiÖp

68
21.5
104
19.4

X©y dùng ®­êng x¸ h¹ tÇng

180
56.6
189
35.2

Ph­¬ng tiªn c¬ giíi ®i l¹i

208
65.4
305
56.8

Ho¹t ®éng kinh doanh bu«n b¸n

113
35.6
115
21.5

Ph©n hãa häc thuèc trõ s©u

138
43.4
283
52.8


                                               
Việc sử dụng phân bón không cân đối, thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng với kỹ thuật dẫn đến một số diện tích, việc phòng ngừa kém hiệu quả; làm tăng dự lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nước và đất. Nguyên nhân do kiểm soát không thường xuyên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng phân bón vô cơ trong thâm canh tại ĐBSH.
Có đến 52,8% ý kiến được hỏi tại khu vực nông thôn cho biết việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu là nguồn gây ô nhiễm cho địa phương. Trong đó, có đến 60,1% số nông dân được hỏi có cùng ý kiến này. Đây là những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, trực tiếp sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất. Họ hoàn toàn nhận thức được hoạt động sản xuất của mình có gây ô nhiễm môi trường nhưng vẫn sử dụng cách thức này trong sản xuất.
Như vậy, phát thải rác thải quá sức chịu đựng của môi trường là nguyên nhân chính của các hiện tượng ô nhiễm tài nguyên và môi trường sống bao gồm cả phát thải trong quá trình sản xuất và hoạt động của đời sống. Trong đó, phát thải do hoạt động công nghiệp là nguyên nhân chính của các hiện tượng ô nhiễm tài nguyên nghiêm trọng trên diện rộng.


Nhận thức và hiểu biết của người dân về phát triển nhanh và bền vững còn nhiều hạn chế. Thiếu hiểu biết về vai trò giá trị môi trường trong mối quan hệ của phát triển bền vững dẫn đến sự phát triển thiếu tính bền vững. Chú ý đến giá trị kinh tế, khai thác nguồn lực để tạo tăng trưởng kinh tế, phát triển về số lượng trên đà của tài nguyên môi trường. Thể hiện ở đà tăng trưởng dựa trên: tăng cường khai thác tài nguyên, sử dụng nguồn lao động đồi dào không phải dựa trên công nghệ và lao động có chất lượng.

Phân tích hiểu biết của người dân về phát triển nhanh và bền vững cho thấy: 38% số người dân được hỏi không cho rằng họ chưa bao giờ nghe nói, 81% số được hỏi không biết về nội dung phát triển nhanh và bền vững. Nhưng những có hiểu biết về nội dung này chỉ chiếm có 18,8% số người được hỏi, chủ yếu là nhóm có trình độ học vấn CĐ – ĐH, nhóm cán bộ hành chính. Dân cư thành thị hiểu biết về nội dung này nhiều hơn so với dân cư nông thôn. Phân tích cho thấy hầu hết số này được biết đến thông quan các phương tiện truyền thông đại chúng  mà chủ yếu là đài. Điều này cho thấy hiệu quả của các phương tiện truyền thông trong nâng cao nhận thức của người dân đối với khu vực nông thôn.

Chỉ có số ít người dân được biết đến nội dung này thông qua các văn bản, nghị quyết và khóa đào tạo chiếm . Đây chủ yếu là nhóm có trình độ học vấn cao, về nghề nghiệp thường là cán bộ quản lý, cán bộ hành chính, giáo viên hoặc bộ đội.

Phát triển bền vững thường xuyên xảy ra xung đột giữa các giá trị về mặt kinh tế và môi trường, cũng như xung đột giữa các nhóm trong sử dụng nguồn tài nguyên. Các giá trị về mặt kinh tế có thể thấy ngay trước mặt, lợi ích hay hậu quả của nó đôi khi ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống ngay trong thời điểm hiện tại. Các lợi ích của môi trường vẫn có thể được hiện hữu, còn hậu quả của nó không phải lúc nào cũng là ảnh hưởng trực tiếp, ngay lập tức mà nó thường là gián tiếp trong thời gian dài có khi cả thập kỷ sau mới nhận biết được. Số người có nhận thức đầy đủ về hậu quả của tác động môi trường không nhiều, đôi khi bản thân họ không ý thức được vai trò, vị trí của giá trị về môi trường trong quá trình phát triển bền vững. Giá trị về kinh tế trở nên nổi trội và được đặt ở vị trí cao hơn nhiều so với các giá trị về môi trường. Đây là nguyên nhân dẫn đến phổ biến các hành vi không có lợi cho môi trường.

Kết quả điều tra người dân về xếp hạng một số vấn đề để nước ta phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn hiện nay cho thấy tần suất xếp hạng các vấn đề về kinh tế, giáo dục phát triển con người và y tế cao hơn nhiều lần so với tần xuất xếp hạng các vấn đề liên quan đến bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng chồng ô nhiễm môi trường. Vấn đề về kinh tế có đến 54,4% số người được hỏi cho rằng nó thuộc tốp 3 chỉ tiêu quan trọng, có 64,4% được xếp hạng ở vị trí thứ nhất. Vấn đề môi trường có 190 trường hợp lựa chọn chiếm 22,2% số người được hỏi và không có nhiều khác biệt giữa các nhóm nghề nghiệp. Có tới 61% số này xếp hạng nó ở vị trí thứ 3, chỉ có 13,5% xếp hạng nó ở vị trí thứ nhất.




Tần suất
Tỷ lệ
Tăng trưởng kinh tế

465
54.4
Giáo dục,phát triển con người

518
60.6
Y tế và chăm sóc sức khỏe

389
45.5
Phòng chống tệ nạn xã hội

156
18.2
Nâng cao mức sống người dân

232
27.1
Công tác quy hoạch

68
8.0
Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

65
7.6
Giữ gìn an ninh trật tự

68
8.0
Tiến bộ và công bằng xã hội

77
9.0
Xóa đói giảm nghèo

187
21.8
Chống ô nhiễm môi trường

190
22.2
Công tác DS và KHHGD

26
3.0
Vệ sinh an toàn thực phẩm

55
6.4
Truyền thông về môi trường

10
1.2
Sự tham gia của người dân

46
5.4

Trong số những người lựa chọn xếp hạng cả tăng trưởng kinh tế và phòng chống ô nhiễm có 81% xếp hạng phát triển kinh tế cao hơn phòng chống ô nhiễm. Trong số những người có lựa chọn xếp hạng phòng chống ô nhiễm cao hơn so với tăng trưởng kinh tế thì có đến 31,6% là nông dân và 18% là người nghỉ hưu.

*      Sử dụng lại túi ni lông
Thói quen tiêu dùng cho thấy nhiều người có thói quen tiêu dùng không có lợi cho môi trường. Tỷ lệ cao số người có thói quen sử dụng lại túi ni lông (45,8%), vẫn còn 30% không bao giờ sử dụng lại túi ni lông. Con số này không có nhiều khác biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn cũng như giữa nam và nữ. Phân tích thói quen sử dụng túi ni lông theo mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình cho thấy những người có mức thu nhập thấp cũng là những người có tỷ lệ cao không tái sử dụng túi ni lông. Những người có trình độ học vấn cao có xu hướng tái sử dụng túi ni lông nhiều hơn so với những người có trình độ học vấn thấp. Đối với nhóm có trình độ CĐ ĐH mức độ tái sử dụng thường xuyên là 55,6%, chỉ có 17,5% thuộc nhóm này không bao giờ tái sử dụng. Đối với nhóm còn lại tỷ lệ tái sử dụng túi ni lông thường xuyên đều dưới 45%, số không bao giờ tái sử dụng trên 30%.



Thu nhập trung binh nhom


RÊt thÊp
ThÊp
Trung b×nh
Cao
RÊt cao


SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%

Th­êng xuyªn
59
41.3
92
41.8
76
44.4
76
46.1
89
57.1
ThØnh tho¶ng
25
17.5
36
16.4
25
14.6
24
14.5
13
8.3
Ýt khi
14
9.8
16
7.3
21
12.3
21
12.7
12
7.7











Đây là một thói quen xấu gây ảnh hưởng lớn đối với môi trường cũng như thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế. Về mặt môi trường túi ni lông là loại sản phẩm rất khó xử lý. Nếu để sản phẩm tự phân hủy phải mất hàng trăm năm, chưa kể nó ảnh hưởng đến môi trường đất, nếu dùng biện pháp đốt lại là nguồn phát thải khí độc hại cho môi trường và sinh vật; tạo thành các kim loại nặng nguy hiểm. Về mặt kinh tế, thói quen tiêu dùng sử dụng túi ni lông một lần không chỉ tổn hại chi phí cho thu gom rác thải mà còn cho công nghệ xử lý. Việc thay đổi thói quen tiêu dùng, tăng mức độ tái sử dụng túi ni lông là biện pháp hữu hiệu góp phần phát triển bền vững.

*      Thói quen xem nhãn bảo vệ môi trường của sản phẩm khi mua hàng

Thói quen xem nhãn bảo vệ môi trường của sản phẩm khi mua hàng phản ảnh nhận thức, thái độ của người dân đối việc tiêu thụ các sản phẩm. Việc xem nhãn bảo vệ môi trường chứng tỏ sự quan tâm đối với vấn đề về môi trường. Nếu đây trở thành một tiêu chí khi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nó sẽ có tác động lớn đến hành vi ứng xử với môi trường của nhà doanh nghiệp sản xuất.

Có 30% số được hỏi cho biết họ thường xuyên xem nhãn bảo vệ môi trường của sản phẩm khi mua hàng, 40% không bao giờ xem. Phần lớn số được hỏi là nông dân ít quan tâm đến vấn đề này, có 44% không bao giờ xem so với 33,6% số nông dân thường xuyên xem. Có một đáng quan tâm là tỷ lệ số người thường xuyên xem nhãn bảo vệ môi trường khi mua sản phẩm ở TDMNPB cao hơn so với ĐBSH. Số người thường xuyên xem và không bao giờ xem ở TDMNPB là tương đương, trong khi đó ở ĐBSH tỷ lệ người không bao giờ xem cao hơn hẳn so với những thường thường xuyên xem. Điều này, đưa đến 2 giả thuyết: hoặc là nhận thức của người dân về vấn đề môi trường ở khu vực miền núi cao hơn ở đồng bằng hoặc là người dân ở khu vực miền núi hiểu sai về khái niệm nhãn bảo vệ môi trường của sản phẩm, trong khi bản thân họ không hiểu và không biết về điều này.

*      Tham gia vào hoạt động dọn vệ sinh môi trường

Việc tham gia của cá nhân vào hoạt động chung của cộng đồng trong dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm cho thấy người dân thành thị tham gia ở mức độ thường xuyên hơn so với nông thôn. Phân chia theo vùng cho thấy tỷ lệ này thấp hơn hẳn ở nông thôn ĐBSH, các vùng khác mức độ thường thuyên tham gia là như nhau. Nhìn chung, nữ tham gia thường xuyên hơn so với nam, tỷ lệ ở 2 nhóm đối tượng này lần lượt là 67% và 57,2% số người trong nhóm được hỏi.

*      Sử dụng phương tiện giao thông

Để đánh giá thói quen sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các phương tiện cơ giới, phân tích chỉ tiêu mức độ thường xuyên sử dụng xe máy trong khoảng cách dưới 1 km cho thấy: có số người sử dụng thường xuyên và số người không bao giờ sử dụng là tương đương nhau chiếm 35%. Trong đó, số nam sử dụng thường xuyên nhiều hơn số nữ, có đến 43,7% số nữ không bao giờ sử dụng so với 26% nam không bao giờ sử dụng. Tuy nhiên, có đến 68,7% số này là nông dân và người nghỉ hưu những người có nhiều thời gian hoặc ít có điều kiện để sử dụng loại phương tiện này. Phân tích cũng cho thấy có 62% số này thuộc nhóm có thu nhập thấp và rất thấp. Phân tích theo khu vực thành thị nông thôn cho thấy, tỷ lệ sử dụng thường xuyên ở thành thị cao hơn hẳn so với nông thôn và không có nhiều khác biệt theo vùng. Mức độ thường xuyên sử dụng xe máy trong khoảng cách dưới 1km tỷ lệ thuận với thu nhập trung bình của hộ gia đình.  48% nhóm có thu nhập rất cao thường xuyên xử dụng so với 18% nhóm có thu nhập rất thấp sử dụng. Điều này cho thấy, số người ở thành thị, người giầu có mức độ lệ thuộc cao hơn vào các phương tiện cơ giới, thói quen tiêu dùng lãng phí này là không cần thiết và nên thay đổi.


Chuẩn mực chi phối đến hành vi. Hành vi lệch chuẩn vẫn tồn tại phổ biến. Hành vi phản ảnh của chuẩn mực và giá trị về môi trường. Hành vi tiêu dùng không bền vững, sản xuất gây phát thải lớn cho thấy vị trí thấp của giá trị và chuẩn mực của môi trường. Một mặt bản thân các cá nhân chưa tự nguyện thực hiện theo chuẩm mực mặt khác dư luận của xã hội chưa đủ lớn để gò hành vi của cá nhân theo chuẩn mực về môi trường. Chế tài xử lý hành vi lệch chuẩn thông qua quy định pháp luật vẫn chưa tạo nên được sức ép lớn đối với cá nhân và cộng đồng. Chưa kể thái độ làm ngơ, bỏ qua trước hành vi lệch chuẩn.

Hệ thống Luật bảo vệ môi trường 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Luật Thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực từ 01/01/2012 nhằm hạn chế sử dụng một số loại sản phẩm nguy hại đối với môi trường bao gồm cả túi ni lông và một số loại hóa chất như hóa chất diệt cỏ, HCFC… Với mức thuế như hiện tại thay đổi trong thói quen sử dụng túi ni lông chưa được biểu hiện rõ rệt cho dù luật đã có hiệu lực từ đầu năm 2012.



Cần phải xây dựng một hệ giá trị mới đứng ở vị trí ngang bằng so với các giá trị về mặt kinh tế trong bậc thang giá trị là điều thực sự cần thiết.
Một nghiên cứu cho thấy “xu hướng chuyển đổi định hướng giá trị, thái độ nghề nghiệp với ngành nghề từ cách nhìn theo địa vị xã hội chuyển sang cách nhìn theo hiệu quả kinh tế” (Chu Khắc Thuật, 1998). Rõ ràng trong nền kinh tế thị trường hiện nay, giá trị kinh tế đang chiếm một vị trí quan trọng trong các nấc thang giá trị. Sự xuất hiện ngày một nhiều các sự cố môi trường, điểm nóng về ô nhiễm môi trường, vấn đề biến đổi khí hậu đi kèm thiên tai đã đang dần dần đẩy các giá trị về môi trường lên một mức cao hơn. Thực tế cộng đồng và cá nhân có hiểu biết về các giá trị môi trường, nhưng họ chỉ thực sự “bảo vệ” giá trị đó khi họ đang đứng trước tác động xấu từ môi trường. Những hành động bảo vệ giá trị môi trường vào lúc này sẽ là quá muộn vì khả năng phục hồi của môi trường cũng giống như khả năng bị tổn thương của môi trường không phải là một thời điểm hay xung quanh một thời điểm mà là một thời kỳ dài trong lịch sử. Việc cần thiết là để giá trị môi trường ở đúng vị trí của nó trong bậc thang giá trị. Con người là một sinh vật và không thể tồn tại nếu thiếu đi môi trường với đầy đủ các chức năng của nó. Bảo vệ môi trường tự nhiên là hết sức cần thiết, việc tạo ra môi trường nhân tạo với các chức năng thiết yếu cho con người không phải là ý tưởng tồi tệ song giải pháp cho vấn đề công nghệ, kỹ thuật lại xuất phát từ chính yêu cầu về điều kiện kinh tế. Vô hình chung con người đang phá hủy môi trường tự nhiên để xây dựng một môi trường nhân tạo. Như vậy, giá trị môi trường đáng phải đứng ở vị trí cao hơn hay ít nhất là bằng so với giá trị về kinh tế. Đối với mục tiêu phát triển bền vững, dưới góc độ văn hóa cần xây dựng giá trị môi trường ngang bằng so với giá trị về kinh tế. Giá trị đối với các doanh nghiệp phải là phát triển kinh tế ít tổn hại đến môi trường. Giá trị đối với cộng đồng là tiêu dùng tiết kiệm, thân thiện với môi trường. Điều quan trọng ở đây là có một giá trị thực sự, hiện hữu trong cá nhân và cộng đồng chứ không phải một giá trị được biết đến nhưng không ai thực hiện.

Đi kèm với hệ giá trị là chuẩn mực, tiêu chuẩn và hành vi tương ứng. Làm thế nào để hành vi trở thành thói quen, nếp sống trong cộng đồng. Tạo thành văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường. Trước hết cần có sự tham gia của phương tiện thông tin đại chúng. Điều này có tác dụng tích cực, có hiệu quả cao trong việc nâng cao trình độ nhận thức của người dân về: vai trò của môi trường đối với con người, thiệt hại về mặt kinh tế từ hành vi và thói quen không tốt.


Việc thực hiện được các hệ giá trị về chuẩn mực về môi trường trước hết cần có một chế tài xử phạt nghiêm minh hệ thống pháp luật môi trường đủ mạnh, dần dần tạo nên chuẩn mực thực sự trong cộng đồng với dư luận xã hội đủ lớn khiến cho cá nhân buộc phải thay đổi hành vi, thực hiện hành vi tự nguyện theo chuẩn mực của cộng đồng cũng như xã hội.

Xây dựng chế tài kiểm soát đủ mạnh để giám sát xã hội về việc thực hiện nghiêm pháp luật về môi trường. Việc thực hiện chế tài kiểm soát không chỉ của các cơ quan chức năng mà còn chính là ở cộng đồng dân cư. Mọi pháp luật không thể thực hiện được nếu thiếu con người. Khi đội ngũ cán bộ ngành còn hạn chế thì việc hỗ trợ của cộng đồng là việc làm thực sự thiết thực.


Về việc phản ánh của các hộ dân về tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn. Số lượng cá nhân trong nhóm cộng đồng “dám” lên tiếng không nhiều. Tuy nhiên, có 2 ý kiến (1 là của người dân, 1 là của cán bộ phường) cho rằng tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn là rất phổ biến, đã nhiều lần đưa ra cuộc họp tổ dân phố và chính quyền xã nhưng vẫn chưa giải quyết dứt điểm được. (Phỏng vấn anh N -  cán bộ xã Thanh Xương, PV nữ tổ 18, xã Thanh Xương – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên) Các ý kiến trái chiều này không phản ảnh sự thiếu hiểu biết của các cá nhân trong cộng đồng mà phản ảnh một thực tế về thái độ làm ngơ của dư luận xã hội.
 







   Trong quá trình phát triển kinh tế vùng Bắc Bộ đang phải đối mặt với nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường sống, đặc biệt là ở các khu vực thành thị và các đô thị lớn ở ĐBSH. Tình trạng ô nhiễm không khí phổ biến là khói, bụi, ô nhiễm tiếng ồn có xu hướng gia tăng. Ô nhiễm kim loại nặng trong nước, đất do hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Suy giảm diện tích rừng, suy giảm đa dạng sinh học ngày càng nhiều. Xuất khẩu khoáng sản nguyên liệu gây lãnh phí nguồn tài nguyên.

Thói quen tiêu dùng của cộng đồng gây lãng phí không nhỏ về mặt kinh tế, và làm ảnh hưởng lớn đến môi trường. Trong khi đó vì mục tiêu phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng phải tăng cường tiết kiệm, giảm chi phí cần thiết, sử dụng hiệu quả nguồn lực tự nhiên, giảm phát thải ra môi trường.

Áp lực của dư luận, chế tài kiểm soát chưa đủ lớn để chi phối hành vi theo chuẩn mực của xã hội. Giá trị môi trường vẫn được xếp ở vị trí thấp hơn so với các giá trị về kinh tế. Khi xung đột xảy ra, lựa chọn cho tăng trưởng kinh tế vẫn là vấn đề được ưu tiên vì mục tiêu phát triển.


Giải pháp cho vấn đề này là xây dựng giá trị thực sự môi trường với hệ thống chuẩn mực, tiêu chuẩn cụ thể. Hành vi của cá nhân và cộng đồng phải thực sự biểu hiện chuẩn mực về môi trường. Thay đổi cái vi mô của hành vi để đạt được cái vĩ mô của môi trường. Bắt đầu ngay từ hành vi cụ thể trong thói quen hàng ngày: tiêu dùng tiết kiệm, hiệu quả; giảm phát thải ô nhiễm. Tạo thói quen lựa chọn sản phẩm ít có hại đối với môi trường.

Tạo ra dư luận xã hội và chế tài kiểm soát có đủ sức mạnh để: cá nhân trong cộng đồng tự nguyện điều chỉnh hành vi; đơn vị sản xuất thực hiện theo đúng pháp luật với mục tiêu phát triển kinh tế ít tổn hại đến môi trường.



Ông Nguyễn Văn Hoà - Giám đốc điều hành dự án 3R. Ban quản lý dự án đã trình một đề án chiến lược rác thải lên thành phố, theo đó vào năm 2020, đại đa số người dân Hà Nội từ đô thị đến nông thôn đều biết và thực hiện mô hình 3R. "Vấn đề không phải là bỏ ra bao nhiêu kinh phí, bởi điều quan trọng nhất của nó là nâng cao ý thức của người dân về môi trường, để mọi người đều hiểu sự quan trọng của việc xả rác và phân loại rác đúng quy định. Ý thức không thể xây dựng được trong ngày một, ngày hai"







TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Bộ tài nguyên và môi trường (2011), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010: Tổng quan môi trường Việt Nam, Hà Nội.
  2.  Bộ tài nguyên và môi trường (2009), Báo cáo quản lý nhà nước tài nguyên và môi trường các tỉnh khu vực phía Bắc giai đoạn 2006 – 2009 và định hướng 2010 – 2015, Hà Nội.
  3. Vũ Cao Đàm (2002), Xã hội học môi trường, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
  4. Mai Văn Hai (2005), Xã hội học văn hóa, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
  5. Hà Huy Thành (2008), Phát triển bền vững từ quan niệm đến hành động, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
  6. Trần Ngọc Thêm (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục đào tạo, Hà Nội.
  7. Chu Khắc Thuật (1998), Văn hóa, lối sống với môi trường, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
  8. Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  9. Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Điện Biên (2011), Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Điện Biên.
  10. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ môi trường 52/2005/QH11, Hà Nội.
  11. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Thuế bảo vệ môi trường, 57/2010/QH12, Hà Nội.
  12. http://congnghiepmoitruongcie.wordpress.com/2011/04/15/ch%E1%BA%A5t-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-moi-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-va-bi%E1%BB%87n-phap-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-moi-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-c%E1%BB%A7a-thanh-ph%E1%BB%91-ha-n%E1%BB%99i-2010/
  13. http://mag.ashui.com/index.php/chuyenmuc/nangluong-moitruong/1537-ket-thuc-du-an-thi-diem-phan-loai-rac-3r-tai-ha-noi-khong-de-thay-doi-thoi-quen-sach-nha-ban-ngo.html
  *:    Tạp chí PTBV Vùng 3(5) 2012 tr34-45
**:     Lời tựa của Tạp chí




[1] Trung tâm nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn, Bộ xây dựng.
[2] Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các địa phương.
[3] Mức rất thấp: Dưới 600 nghìn; mức thấp trên 600 nghìn đến 1000 nghìn; mức trung bình từ trên 1000 nghìn đến 1500 nghìn; mức cao trên 1500 nghìn đến 2100 nghìn; mức rất cao trên 2100 nghìn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét