XU HƯỚNG GIẢM SINH Ở NÔNG THÔN TRUNG
BỘ
Năm 2009, dân số nông thôn Trung Bộ chiếm 70,4% dân số
của vùng và chiếm 22,0% dân nông thôn của cả nước có chiều hướng giảm tỷ trọng.
Sau 10 năm tiến hành tổng điều tra dân số từ 1999 đến 2009 mức sinh ở khu vực
nông thôn của vùng giảm đáng kể tuy nhiên vẫn còn ở mức cao và phân hóa giữa
các tỉnh. Bên cạnh đó, xu hướng giảm sinh đi kèm với gia tăng nhanh chênh lệch
giới tính khi sinh. Bài viết thông qua phân tích một số chỉ số về mức sinh ở
nông thôn Trung Bộ giai đoạn 1999 – 2009 có tính đến phân chia tiểu vùng Bắc
Trung Bộ và Nam Trung Bộ gợi mở một số vấn đề cần lưu ý trong xu hướng giảm
sinh của vùng.
Dân
số là động lực của quá trình phát triển, là lực lượng chính tạo ra sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cũng là đối tượng tiêu thụ chính những sản phẩm
đó. Gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ và tác động
qua lại với nhau. Quy mô và cơ cấu dân số ảnh hưởng đến quy mô cơ cấu và tiêu
dùng và tích lũy. Tỷ lệ gia tăng dân số cao góp phần ảnh hưởng đến các vấn đề
an ninh lương thực thực phẩm, gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, gia
tăng tình trạng đói nghèo. Tăng trưởng dân số hợp lý, với mức sinh thấp, có chất
lượng là vấn đề mang tính chiến lược cho phát triển bền vững nguồn nhân lực.
Dân số vùng Trung Bộ năm 2009 là
18,9 triệu, mật độ dân số là 196 người/km2 , vùng Trung Bộ là vùng
có mật độ dân số thấp so với cả nước (259 người/km2) nhưng vẫn có
mật độ cao so với mức trung bình của thế giới (50 người/km2)[1]. Dân
số vùng chiếm 21,9% dân số cả nước, trong đó 70,4% là dân cư nông thôn, chiếm 22% dân nông thôn cả
nước. Hoạt động kinh tế chính của dân cư nông thôn vùng Trung Bộ là nông lâm
ngư nghiệp, tập trung chủ yếu ven dải đồng bằng kém màu mỡ nhỏ hẹp ven biển.
Nghiên cứu phân tích xu hướng giảm
sinh ở nông thôn vùng Trung Bộ trong khoảng thời gian giữa hai cuộc tổng điều
tra dân số1999 và 2009. Qua đó xem xét tính bền vững của xu hướng giảm sinh
trong mối quan hệ với phát triển nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn vùng Trung
Bộ.
Trong bài phân tích này, tác giả sử dụng mốt số chỉ tiêu để
xem xét diễn biến mức sinh của vùng bao gồm: về số lượng phân tích qua 2 chỉ số
tỷ suất sinh thô (CBR), tổng tỷ suất sinh (TFR); về chất lượng phân tích qua chỉ
số tỷ số giới tính khi sinh (SRB).
2.1.Tỷ suất sinh thô
Tỷ suất sinh thô phản ánh tương quan giữa số trẻ sinh ra
trong năm còn sống so với dân số trung bình tại cùng thời điểm (đơn vị phần
nghìn). Do phụ thuộc vào quy mô dân số và cơ cấu dân số theo độ tuổi nhất là số
phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thường được tính từ 15 đến 49 nên nó chỉ phán ảnh
tương đối tình hình sinh trong một năm, và “không
nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của mức sinh”[2].
2.2.Tổng tỷ suất sinh
Tổng tỷ suất sinh cho biết số con trung bình mà một phụ nữ có
thể sinh ra trong suốt cuộc đời nếu như trải qua tất cả các tỷ suất sinh đặc
trưng theo tuổi (nó cho biết số con sinh ra còn sống của bà mẹ thuộc nhóm tuổi
x so với số phụ nữ trong nhóm tuổi x) của năm đó. TFR bằng 2,1 con/phụ nữ gọi
là mức sinh thay thế là mức sinh mà một nhóm phụ nữ có vừa đủ số con gái để
thay thế mình trong quá trình sinh sản, đảm bảo cho sự ổn định về quy mô dân số.
TFR được dùng khá phổ biến ở nhiều nước như là thước đo đánh giá tác động của
chương trình kế hoạch hóa gia đình và sự thay đổi hành vi sinh sản của phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ, mà không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới
tính của dân số.
2.3.Tỷ số giới tính khi sinh
Tỷ số giới tính khi sinh được tính cho số trẻ em nam sinh ra còn sống
trong năm đó so với 100 số trẻ em gái sinh ra còn sống trong năm đó. Mức tự nhiên sinh học con số này dao động ở mức 104 đến
106 nam/100 nữ, “SRB có sự khác biệt mang
tính chất tự nhiên đối với một số sắc tộc”[3]. Hiện tượng
có SRB cao bất thường là do chọn lọc giới tính với sự trợ giúp của các biện
pháp trước, trong và sau khi mang thai.
3.Xu hướng giảm sinh ở nông thôn Trung Bộ
3.1.Tỷ suất sinh thô (CBR)
Giai đoạn 1999 – 2009,
tỷ suất sinh thô ở nông thôn (CBRnt) giảm nhanh hơn, và hiện ở mức
thấp hơn so với cả nước. Giảm từ 22,7‰ xuống còn 16,9‰ tuy nhiên có nguy cơ bùng phát cao trong thời
gian 10 năm nữa do tăng nhanh số lượng nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ. Điều này có
thể quan sát thấy rõ trong tháp dân số năm 2009 của vùng khi mà thanh tuổi
10-14 và 15-19 là 2 thanh vươn dài nhất (biểu đồ 3). CBRnt giảm nhiều
nhất ở các tỉnh Đà Nẵng (giảm 7,7‰), Thanh Hóa (giảm 6,4‰). Một số tỉnh có CBRnt
tăng cao như Quảng Nam (tăng 6,5‰), Nghệ An (tăng 4,5‰), các tỉnh khác tăng
không đáng kể. So với mức trung bình của cả nước sự thay đổi CBRnt của
vùng có chiều hướng tích cực hơn. Mặc dù năm 1999 con số này cao hơn so với cả
nước nhưng cho đến năm 2009 thấp hơn so với cả nước. CBRnt không có
nhiều khác biệt giữa hai tiểu vùng BTB (16,97‰) và NTB (16,84‰) nhưng có nhiều khác biệt giữa các
tỉnh trong vùng. Cao nhất là ở Ninh Thuận (20,5‰) thấp nhất ở Nghệ An (15‰) chủ
yếu do tỷ trọng nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chính không cao.
Tỉnh
|
Phần nghìn Con/Phụ nữ
|
CBR
TFR
|
40 42
44 45 46
48 49 51
52 54 56
58 60
|
Biểu đồ 1: Sự thay đổi mức sinh các tỉnh[4]
vùng Trung Bộ năm 2009 so với năm 1999
Như vậy: Tỷ suất sinh thô vẫn tiếp tục giảm ở
nông thôn các tỉnh ven biển, ít có sự khác biệt giữa hai tiểu vùng nhưng có sự
chênh lệch hớn ở các tỉnh.
Bảng 1: Tỷ suất
sinh thô khu vực nông thôn vùng Trung Bộ 1999 và 2009 (đơn vị ‰ )
Vùng
|
1999
|
2009
|
Mức
giảm
|
Bắc Trung Bộ
|
22,55
|
16,97*
|
5,58
|
Nam Trung Bộ
|
22,87
|
16,84*
|
6,03
|
Trung Bộ
|
22,68
|
16,89
|
5,79
|
Nông thôn cả nước
|
21,2
|
17,8
|
3,4
|
- Phân vùng theo nghị định 92/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính Phủ
- Nguồn: Xử lý từ số liệu của tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999
chuyên khảo về hôn nhân, sinh đẻ và tử vong ở Việt Nam mức độ, xu hướng và những
khác biệt, 2001, Nxb Thống Kê, Hà Nội, tr.302 – 303.
- * Xử lý từ số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009
các kết quả chủ yếu (2010), Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.145-147, tr.173-175.
Tổng tỷ suất sinh khu vực
nông thôn (TFRnt) vùng Trung Bộ có xu hướng giảm mạnh. Trong giai đoạn 1999 đến 2009, TFRnt
của vùng Trung Bộ giảm 0,43 con/phụ nữ, giảm nhiều hơn so với cả nước và các
vùng khác. Một số tỉnh TFRnt giảm nhiều như Huế, Phú Yên, Ninh Thuận
con số này lần lượt là 1,48con/phụ nữ, 1,19con/phụ nữ và 1,08con/phụ nữ. Tuy
nhiên TFRnt năm 2009 của Huế và Ninh Thuận vẫn còn ở mức
cao con số này lần lượt là 2,5 điểm[5]
và 2,59 điểm. Hầu hết ở các tỉnh trong vùng Trung Bộ TFRnt đều giảm,
chỉ riêng Đà Nẵng con số này tăng lên tuy không đáng kể (0,2 điểm) năm 2009 đạt
mức 2,46 điểm.
TFRnt vẫn còn cao hơn mức sinh thay thế. Năm 2009 TFRnt của vùng là
2,21con/phụ nữ, cao hơn mức trung bình nông thôn cả nước (2,14con/phụ nữ) và
trung bình của cả nước (2,03con/phụ nữ). Có 12/14 tỉnh của Trung Bộ thuộc 29 tỉnh
của cả nước có TFRnt cao hơn mức sinh thay thế. Trong đó có 2 tỉnh
có TFRnt thuộc tốp 10 tỉnh có TFRnt cao nhất cả nước là Quảng
Trị (3,1 điểm) và Nghệ An (2,7 điểm). Đây là 2 tỉnh nghèo, điều kiện chăm sóc dịch
vụ y tế, dinh dưỡng còn khó khăn, tỷ suất tử vong trẻ em cao nên vẫn tồn tại
tâm lý sinh bù, sinh thay thế. Hầu hết các tỉnh còn lại đều có TFRnt
cao, hai tỉnh có TFRnt ở mức thấp là Phú Yên (1,97 điểm) và Thanh
Hóa (1,89 điểm).
Như vậy, tổng tỷ suất sinh khu vực Trung Bộ mặc
dù có xu hướng giảm mạnh nhưng vẫn còn ở mức cao do điểm xuất phát cao. Nguyên
nhân một số tỉnh ven biển kinh tế kém phát triển, điều kiện chăm sóc sức khỏe về
dinh dưỡng còn kém, tỷ suất tử vong của trẻ em cao, tuổi thọ trung bình thấp,
trong khi đó do đặc điểm hoạt động kinh tế chính của vùng là đánh bắt hải sản độ
rủi ro cao. Tâm lý sinh bù, sinh thay thế vẫn còn phổ biến.
Bảng 2: Tổng tỷ
suất sinh khu vực nông thôn vùng Bắc Bộ 1999 và 2009 (đơn vị: con/phụ nữ)
Vùng
|
1999*
|
2009**
|
Giảm
|
Bắc Trung Bộ
|
3,01
|
2,20
|
0,5
|
Nam Trung Bộ
|
2,78***
|
2,25
|
0,24
|
Trung Bộ
|
-
|
2,21
|
-
|
Nông thôn cả nước
|
2,57
|
2,14
|
0,43
|
- ** Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999 chuyên khảo về hôn nhân,
sinh đẻ và tử vong ở Việt Nam mức độ, xu hướng và những khác biệt, 2001, Nxb Thống
Kê, Hà Nội, tr.302 – 303.
- *** Không bao gồm Ninh Thuận và
Bình Thuận
Tỷ số giới tính khi
sinh khu vực nông thôn (SRBnt) vùng Trung Bộ tăng. Năm 2009 tương
đương mức trung bình của cả nước. Nếu như năm 1999 SRBnt vùng Trung Bộ còn ở mức
bình thường, thậm chí nhiều tỉnh ở mức thấp (các tỉnh Nam Trung Bộ) thì đến năm
2009 SRBnt của vùng tăng lên 5,6 điểm từ 104,4 điểm năm 1999 lên
111,1 điểm năm 2009, theo kết quả sơ bộ thì đến năm 2010 con số này đã lên đến
114,3 điểm[6].
Các tỉnh Bắc Trung Bộ SRBnt tăng không đáng kể và thấp hơn so với
trung bình cả nước, trong khi đó ở các tỉnh Nam Trung Bộ SRBnt tăng
rất nhanh (11,5 điểm) lên đến 113,7 điểm chỉ sau mức tăng của nông thôn vùng
ĐBSH (14,4 điểm). Có 10/14 tỉnh có SRBnt tăng, trong đó có 6 tỉnh
tăng trên 20 điểm tỷ số giới tính là Quảng Ngãi (tăng 25,3 điểm) và Bình Thuận
(tăng 20 điểm) hầu hết các tỉnh còn lại tăng phổ biến ở mức 10 - 18 điểm. Có 5
tỉnh có xu hướng giảm như Hà Tĩnh (giảm 11,9 điểm), Ninh Thuận (giảm 11,8 điểm)
SRBnt phân
hóa lớn giữa các tỉnh, thấp hơn ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và cao hơn ở các tỉnh
duyên hải Nam Trung Bộ. Nhìn chung sự phân hóa giữa các tỉnh có chiều hướng giảm. Năm 2009, SRBnt
dao động từ mức 103,7 đến 118 điểm. Có 3 tỉnh có SRBnt ở mức bình
thường là Đà Nẵng (103,7), Hà Tĩnh (104,1) và Quảng Bình (105) đây là mục tiêu
cần đạt đến trong quá trình phát triển dân số nhằm đảm bảo tính bền vững của
nguồn nhân lực. Có 2 tỉnh thuộc nhóm 10 tỉnh có SRBnt cao nhất cả nước
là Bình Định (117,4) và Bình Thuận (118) trong khi SRB khu vực thành thị lại ở
mức bình thường. Nhìn chung, đây là 2 tỉnh
mức sinh chung cao thể hiện cả trong tỷ trọng sinh con thứ 3, TFR.
Nam/100 nữ
|
1999
2009
|
Tỉnh
|
40 42
44 45 46
48 49 51
52 54 56
58 60
|
15
10 5 0 0 5 10 15
|
%
%
|
Cả nước Trung Bộ
|
Biều đồ 2 Biểu
đồ 3
|
Biểu đồ 2: Tỷ số giới tính khi sinh
các tỉnh Trung Bộ năm 1999, 2009
Biểu đồ 3: Tỷ trọng nhóm tuổi nữ
trong dân số nữ khu vực nông thôn của Trung Bộ và cả nước năm 2009
Như vậy: Xu hướng biển đổi SRBnt khá
phức tạp, thu hẹp khoảng cách khác biệt giữa các tỉnh. Hầu hết các tỉnh SRBnt
có xu hướng tăng, chỉ có 5 tỉnh có xu hướng giảm song lại là các tỉnh có dân số
đông nên SRBnt của toàn vùng giảm so với 1999. Các tỉnh giảm chủ yếu
là các tỉnh Bắc Trung Bộ, hầu hết các tỉnh Nam Trung Bộ SRBnt có
xu hướng tăng nhất là ở các tỉnh phát triển nghề đánh bắt xa bờ.
Bảng 4: Tỷ số
giới tính khi sinh khu vực nông thôn vùng Trung Bộ năm 1999 và 2009 (đơn vị:
nam/100 nữ)
Vùng
|
1999
|
2009
|
Tăng
|
Bắc Trung Bộ
|
106,7
|
109,1
|
2,4
|
Nam Trung Bộ
|
101,2
|
113,7
|
11,5
|
Trung Bộ
|
104,4
|
111,0
|
5,6
|
Nông thôn cả nước
|
107,5
|
110,5
|
3,0
|
Nguồn: Xử lý từ số liệu của:
- Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999, (2000), Nxb Thống Kê, Hà Nội, tr.186 – 199.
- Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999 chuyên khảo về hôn nhân,
sinh đẻ và tử vong ở Việt Nam mức độ, xu hướng và những khác biệt, (2001), Nxb
Thống Kê, Hà Nội, tr.302 – 303.
- Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 các kết quả chủ yếu
(2010), Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.145-147, tr.173-175.
38 40 42 44 45 46 48 49 51 52 54 56 58 60
|
‰
|
Con/phụ
nữ
|
CBR (‰)
|
TFR
|
Biểu đồ 4: Một số chỉ tiêu về mức
sinh ở nông thôn các tỉnh vùng Trung Bộ năm 2009
4.1.
Đặc điểm dân số trong độ tuổi sinh đẻ
Nhóm dân số trong độ tuổi
sinh đẻ chính của vùng tức 20-24 và 25-29 đang là 2 nhóm chiếm tỷ trọng không
cao trong số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Ở Trung Bộ nhóm này chiếm 14,7% so với 16,9% của khu
vực nông thôn cả nước năm 2009. Chính tỷ trọng không cao của nhóm này trong độ
tuổi sinh đẻ làm cho CBR thấp hơn so với cả nước trong khi hầu hết các chỉ số
khác đo lường mức sinh của vùng đều cao hơn mức trung bình của cả nước. Theo xu
hướng phát triển dân số, trong 10 năm tới, tỷ suất sinh thô của vùng, hay số trẻ
sơ sinh được sinh ra sẽ tăng lên nhiều so với các năm trước do tăng số lượng bà
mẹ thuộc độ tuổi sinh đẻ chính. Điều này không chỉ diễn ra ở nông thôn của
Trung Bộ mà còn là tình hình chung của cả nước, nhưng nguy cơ của Trung Bộ sẽ
là bùng phát chứ không phải là tăng lên đơn thuần nếu các chích sách giảm sinh
trong thời gian tới không được thắt chặt.
4.2.
Tâm lý sinh
Tâm lý sinh bù do mức chết còn cao ở các tỉnh Trung Bộ,
điều này một phần là do hoạt động kinh tế chính là ngư nghiệp, độ rủi ro cao. Mặt
khác, đây cũng là các tỉnh còn nghèo so với cả nước, điều kiện chăm sóc sức khỏe,
dinh dưỡng cho bà mẹ trẻ em vẫn còn hạn chế, mức tử vong trẻ em dưới một tuổi rất
cao. Theo tổng điều tra dân số năm 2009, có 7/14 tỉnh thuộc vùng Trung Bộ tỷ suất
tử vong trẻ em dưới một tuổi[7]
cao trên 20‰, một số tỉnh cao nhất như Ninh Thuận (23,6‰), Huế (23,0‰), Quảng
Trị (38,0‰) cũng là các tỉnh có mức sinh cao.
4.3.
Hoạt động kinh tế
Các tỉnh duyên hải Trung Bộ gần ngư
trường lớn, nghề đi biển có thể coi là nghề truyền thống, hoạt động kinh tế này
có nhu cầu lớn về số lao động nhất là lao động cơ bắp. Nam giới có ưu thế rõ
ràng hơn nữ giới về thể chất, sức bền bỉ và chịu đựng. “Nhu cầu lao động của nam giới được coi như một loại tài sản kinh tế cần
được đầu tư cho hoạt động kinh tế hộ gia đình”[8]. Như
vậy, hoạt động kinh tế chủ đạo của vùng xuất hiện nhu cầu về con trai, tâm lý
ưa thích con trai.
So với
cả nước các tỉnh Trung Bộ là các tỉnh còn nghèo, mức sống còn thấp. Trong mối
quan hệ với trình độ phát triển kinh tế thì “nghèo đói tạo cơ hội cho sinh đẻ” (A.Xmit)[9]. Khi xã hội phát
triển, mức sống được cải thiện, tạo cơ hội tiếp
cận đầy đủ các điều kiện về giáo dục, dinh dưỡng, y tế và nhất là trong sinh
sản góp phần giảm mức tử vong trẻ em, nâng cao tuổi thọ trung bình. Việc nhận
thức rõ hơn gánh nặng và trách nhiệm nuôi con có chất lượng góp phần giảm mức
sinh.
Kinh tế xã hội phát triển, con
người được giáo dục đầy đủ, nhận thức được nâng cao. Vấn đề bình đẳng giới được
cả xã hội quan tâm nên các định kiến của xã hội cũ nhất là các tư tưởng của Nho
giáo ít nhiều bị lu mờ. Vai trò của nữ giới trong xã hội ngày càng được củng
cố, số nữ chính trị gia ngày càng nhiều thì quan niệm và tư tưởng trọng nam
cũng có phần giảm nhẹ. Nhưng ngược lại việc nâng cao nhận thức trong giáo dục
sức khoẻ sinh sản góp phần tăng hành vi lựa chọn giới tính khi sinh. Số liệu
thực tế đã chứng minh tỷ số giới tính của các bà mẹ có trình độ đại học cao hơn
hẳn so với các bà mẹ mù chữ hay chỉ có trình độ tiểu học. Con số này là 113,2
với bà mẹ trình độ đại học và 107 với trình độ tiểu học 103 với bà mẹ mù chữ[10].
4.4.
Văn hóa và phong tục tập quán
Lễ giáo phương Đông nặng vấn đề về
giới tính, quan niệm gia đình phải có con trai để nối dõi tông đường, thờ tự tổ
tiên, nối nghiệp ông cha. Trong khi đó, hoạt động văn hóa nông thôn Việt nam
với tính cố kết cộng đồng cao, là lối văn hóa mở, chuyện nhà chưa tỏ chuyện ngõ
đã thông. Điều này làm cho quyết định của gia đình bị chi phối và ảnh hưởng
nhiều từ phía cộng đồng.
Hộp 1
Theo tính toán của tác giả và các cộng sự: “Nếu coi chi
phí nuôi con năm đầu tiên là 100 thì toàn bộ chi phí mang thai, sinh đẻ và
nuôi con sau khi sinh là 250”. “Nếu đem so sánh chi phí cần thiết để chặn
được 1 ca sinh đẻ là 10, so với chi phí cho việc mang thai và nuôi con thì sẽ thấy rõ hiệu quả của chương trình
DS-KHHGĐ”
(Nguyễn Thiện Trưởng (2004), Dân số
và phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
Tr.54)
|
4.5.
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình
Dưới góc độ quản lý nhà nước đó là
sự ra đời của các văn bản: Chiến lược dân số 2001 – 2010, năm 2003 có pháp lệnh
dân số, năm 2007 sửa đổi bổ sung điều 10 pháp lệnh dân số năm 2003. Việc tiếp
tục thực hiện các chính sách, chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình tác
động tích cực trong việc thay đổi nhận thức trong lựa chọn mô hình gia đình ít
con, và thay đổi hành vi sinh sản. Ngoài ra, đó là việc cung cấp miễn phí một
số các dịch vụ liên quan đến tránh thai và phá thai làm giảm số sinh, từ đó
giảm mức sinh chung của vùng. Nghiên cứu của UNFPA năm 2008 cho thấy có mối liên hệ trực tiếp giữa giảm sinh
và tăng tỷ lệ sử dụng các tránh thai (CPR), đặc biệt là các biện pháp tránh
thai hiện đại.
4.6.
Thành quả của khoa học kỹ thuật
Thành quả của khoa học kỹ thuật
trong công tác dân số kế hoạch hóa gia đình làm giảm đáng kể mức sinh chung của
dân số thông qua các biện pháp tránh và phá thai, tuy nhiên chính các biện pháp
kỹ thuật này lại làm tăng khả năng lựa chọn con trai đồng nghĩa với việc làm
tăng tỷ số giới tính khi sinh. Trong khi đó các dụng cụ y tế liên quan đến cũng
có thể mua ở bất kì hiệu thuốc nào, các dịch vụ xác định giới tính và phá thai
được cung cấp rất phổ biến với giá rẻ tạo điều kiện cho rất nhiều người có khả
năng tiếp cận.
Với các cặp vợ
chồng ít có điều kiện tiếp cận dịch vụ tiền sản và các kỹ thuật hiện đại liên
quan đến lựa chọn giới tính khi sinh thì sẽ lựa chọn sinh nhiều con. Điều này
còn khá phổ biến đối với các tỉnh miền Trung nhất là các tỉnh còn nghèo như Quảng
Bình, Quảng Trị.
5. Vấn
đề nảy sinh trong xu hướng giảm sinh và sự phát triển nông thôn Trung Bộ
Giảm
sinh trong thời gian qua ở Trung Bộ góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế
xã hội địa phương. Quá trình này phân hóa rõ rệt ở các tỉnh duyên hải. Tuy
nhiên, giảm sinh tiềm ẩn nguy cơ bùng phát do sự thay đổi cơ cấu dân số trong độ
tuổi sinh đẻ và tâm lý khi sinh bao gồm cả tâm lý sinh con theo tuổi và sự nhầm
lẫn của người dân trong nhận thức về chính sách dân số của Việt Nam. “Việc tăng mức sinh lên sau khi ban hành Pháp
lệnh dân số năm 2003 và giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em năm 2008 là
một minh chứng”[11]
Xu hướng giảm sinh đi
kèm với việc gia tăng SRBnt ở nông thôn các tỉnh. Đây là biểu hiện tính không bền vững
trong xu hướng giảm sinh của các tỉnh vùng Trung Bộ. Chênh lệch giới tính khi
sinh quá cao dẫn đến chênh lệch giới tính trong độ tuổi kết hôn và nhiều hậu quả
khác về mặt xã hội trong 20 năm tới khi nhóm trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi kết
hôn. i, Tăng số lượng nam giới độc thân do thiếu nữ để kết hôn; ii, Khi số lượng
nữ giảm nhiều so với nam thì bản thân giữa nam giới, một bộ phận nào đó tạo nên
tâm lý chạy đua vì hôn nhân, thiếu hụt nữ có thể sẽ giảm tuổi kết hôn trung
bình lần đầu ở nữ và tăng tuổi kết hôn trung bình lần đầu ở nam. iii, Về mặt xã
hội, thiếu hụt nữ trong hôn nhân tiềm ẩn nguy cơ gia tăng tệ nạn xã hội về tình
dục, cũng như gia tăng xu hướng chuyển giới và quan hệ đồng giới, nạn bắt cóc,
buôn bán phụ nữ vì hôn nhân; iv, Thay đổi xu hướng kết hôn; v, Gia tăng bạo
hành giới và giảm tính bền vững trong cấu trúc của gia đình. Thiếu hụt lượng nữ
kết hôn cũng có thể thay đổi xu hướng kết hôn, xét trong nội vùng là gia tăng
khoảng cách địa lý trong hôn nhân. Với các tỉnh sớm có hiện tượng SRB cao như
Thanh Hóa, Khánh Hòa thì điều này có thể nhận rõ trong 10 năm tới.
Đối với vấn đề ổn định quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực
trong phát triển kinh tế ở nông thôn thì việc gia tăng hành vi lựa chọn giới
tính khi sinh tức tăng SRBnt song hành cũng quá trình giảm mức sinh
đồng nghĩa với việc tạo ra xu hướng tăng nhanh tốc độ giảm nguồn nhân lực cũng
như tăng chênh lệch giới tính nguồn nhân lực. Chiến lược dân số Việt Nam đến
năm 2020 đặt mục tiêu gia tăng dân số ở mức 1%, tiếp tục giảm mức sinh, chỉ
tiêu TFR đạt 1,8 con/phụ nữ . Trong khi đó các dự báo đều cho thấy SRB vẫn tiếp tục có xu hướng tăng. Gia tăng SRB đồng
nghĩa với việc giảm xác suất sinh con gái vì vậy để đảm bảo mức sinh thay thế
thì số con trung bình không còn là 2,1 nữa mà tăng lên cùng mức tăng của tỷ số giới
tính khi sinh[12] .
Với các tỉnh có SRBnt đạt trên 117 điểm ( Bình Định, Bình Thuận) thì
số con trung bình phải trên 2,2 mới đạt mức sinh thay thế.
6. Kết
luận
Chương
trình dân số kế hoạch hóa gia đình có tác động tích cực đến xu hướng giảm sinh
trong thập kỷ vừa qua ở Trung Bộ. Nhận thức của người dân đã được nâng lên, mức
sinh của vùng giảm đáng kể tuy vẫn còn cao so với mức trung bình của cả nước. Đối
với Trung Bộ là vùng còn nghèo, hoạt động nông lâm ngư nghiệp vẫn còn chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu lao động thì mức sinh thấp là cần thiết để đảm bảo cuộc
sống, chất lượng nguồn lao động, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội một
cách toàn diện. Tuy nhiên, tâm lý đông con và có con trai vẫn còn phổ biến vì vậy
chính sách dân số cần phải chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo phát triển dân số bền vững
tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội.
Vấn
đề đặt ra trong xu hướng giảm sinh ở nông thôn Trung Bộ là gia tăng nhanh tỷ số
giới tính khi sinh đặt ra yêu cầu giảm sinh có chất lượng tạo nên sự cân bằng
trong cơ cấu dân số theo giới tính. Quan sát động thái SRB tại nhiều tỉnh ở Việt
Nam thì cực đại có thể lên rất cao trước khi giảm xuống. Vì vậy cần phải kiểm
soát chặt hơn các chính sách giảm sinh và vấn đề lựa chọn giới tính khi sinh ở
tất cả các tỉnh kể cả các tỉnh mà tỷ số giới tính khi sinh chưa được kê vào mức
báo động.
* Tạp chí khoa học xã hội Miền Trung số 3 (19) 2012
1.
Nguyễn
Đình Cử và cộng sự (2011), Chương trình mục
tiêu quốc gia Dân số và kế hoạch hóa gia đình của Việt Nam: Thành tựu lớn và những
thách thức mới.
2.
Trịnh
Thị Tuyết Dung (2012), Tính bền vững của
xu hướng giảm sinh ở nông thôn Bắc Bộ, Tạp
chí phát triển bền vững, Số 1(3) năm 2012, tr.40-47.
3.
Trịnh
Thị Tuyết Dung (2011), Chênh lệch giới
tính độ tuổi kết hôn: mong manh tính bền vững gia đình, Tạp chí cộng sản, Số
8 2011, tr.34-37.
4.
Trịnh
Thị Tuyết Dung (2010), Nghiên cứu cơ cấu
dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999-2009, Luận văn thạc sỹ khoa
học địa lý, ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
5.
Trần
Chí Liêm (2009), Dân số học, Nxb Y học,
Hà Nội.
6.
Quỹ
dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (2009a), Những
biến đổi gần đây về tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam : Tổng quan các bằng chứng,
Hà Nội.
7.
Quỹ
dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (2009b), Dân
số và phát triển tại Việt Nam: Hướng tới một chiến lược mới 2011 – 2020, Hà
Nội
8.
Quỹ
dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (2009c), Thực
trạng dân số Việt Nam năm 2008, Hà Nội
9.
Quỹ
dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (2008), Thực
trạng dân số Việt Nam năm 2007, Hà Nội.
10.
Tổng
cục thống kê (2010), Tổng điều tra dân số
và nhà ở Việt Nam năm 2009, Nxb Thống kê, Hà Nội.
11.
Tổng
cục thống kê (2001a), Tổng điều tra dân số
và nhà ở Việt Nam năm 1999, Nxb Thống kê, Hà Nội.
12.
Tổng
cục thống kê (2001b), Tổng điều tra dân số
và nhà ở Việt Nam năm 1999- Chuyên khảo về hôn nhân, sinh đẻ, tử vong ở Việt
Nam: Mức độ, xu hướng và những khác biệt, Nxb Thống kê, Hà Nội.
13.
Nguyễn
Minh Tuệ và cộng sự (2005), Địa lý kinh tế
xã hội đại cương, Nxb Đại học sự phạm Hà Nội, Hà Nội.
14.
Nguyễn
Thiện Trưởng (2004), Dân số và phát triển
bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15.
Thủ
tướng Chính phủ ( 2011), QĐ 2013QĐ-TTg Phê
duyệt Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020,
Hà Nội. http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-2013-QD-TTg-phe-duyet-Chien-luoc-Dan-so-va-Suc-khoe-sinh-san-vb131746t17.aspx
[1]
PRB, (2009), 2009 world population date sheet, www.prb.org/pdf09/09wpds_eng.pdf
[2]
Trần Chí Liêm (2009), Dân số học, Nxb
Y Học, Hà Nội, Tr.92
[3]
Trần Chí Liêm (2009), Dân số học, Nxb
Y Học, Hà Nội, Tr.76
[4]
38: Thanh Hóa, 40: Nghệ An,42: Hà Tĩnh, 44: Quảng Bình, 45: Quảng Trị, 46: Thừa
Thiên Huế, 48; Đà Nẵng, 49: Quảng Nam. 51: Quảng Ngãi, 52: Bình Định, 54:Phú
Yên, 56: Khánh Hòa, 58: Ninh Thuận, 60: Bình Thuận
[5]
Dùng để chỉ thay thế cho dơn vị của các chỉ số mà nó biểu hiện
[6]
Tổng cục thống kê (2011), Niêm giám thống
kê 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội, Biểu 22 tr.71
[7]
Được tính bằng tương quan giữa số trẻ em dưới một tuổi chết đi so với số trẻ em
được sinh ra còn sống trong năm đó, đơn vị ‰
[8]
Trịnh Thị Tuyết Dung (2011), Chênh lệch
giới tính độ tuổi kết hôn: mong manh tính bền vững gia đình, Tạp chí cộng sản,
Số 8 2011, tr.35
[9]
Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (2005), Địa lý
kinh tế xã hội đại cương, Nxb Đại học sự phạm Hà Nội, Hà Nội, Tr.99
[10]Quỹ
dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (2009), Những
biến đổi gần đây về tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam : Tổng quan các bằng chứng,
Hà Nội, Tr.40
[11] Nguyễn Đình Cử và cộng sự, (2011), Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và kế hoạch hóa gia đình của Việt
Nam: Thành tựu lớn và những thách thức mới.
[12] Trịnh
Thị Tuyết Dung (2012), Tính bền vững của
xu hướng giảm sinh ở nông thôn Bắc Bộ, Tạp
chí phát triển bền vững, Số 1(3) năm 2012, tr.46