Gia tăng tự nhiên là động lực
của quá trình gia tăng dân số, nó được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa mức
sinh và mức chết của dân số.
a.
Các tỷ suất sinh
-
Tỷ suất sinh thô
Tỷ suất sinh thô phản ánh tương
quan giữa số trẻ sinh ra trong năm còn sống so với dân số trung bình tại cùng
thời điểm, được tính theo đơn vị phần nghìn (‰).
Tỷ suất sinh thô phản ánh gần
đúng tình hình sinh của toàn bộ dân số vì trên thực tế trong thời gian 1 năm
không phải toàn bộ dân cư tham gia vào quá trình sinh sản mà chỉ có một bộ phận
dân cư thuộc độ tuổi sinh đẻ. Cụ thể là số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được
xác định là có độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi.
-
Tỷ suất sinh chung
Để phản ánh chính xác hơn
tình hình sinh đẻ người ta dùng tỷ suất sinh chung hoặc tỷ suất sinh đặc trưng
theo tuổi. Tỷ suất sinh chung là tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm còn
sống so với số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở cùng thời điểm, đơn vị tính phần
nghìn (‰)
-
Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi
Tỷ suất sinh đặc trưng theo
tuổi phản ánh rõ nhất tình hình sinh thực tế. Nó cho biết số trẻ em sinh ra còn
sống của phụ nữ thuộc nhóm tuổi x so với số phụ nữ trong độ tuổi x. Theo nghiên
cứu thì tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi cao nhất ở nhóm 20-24, 25-29 và giảm
nhanh ở các nhóm tuổi lớn hơn. ASFR cao nhất ở nhóm 20-24 gọi là mô hình sinh sớm.
ASFR cao nhất ở nhóm 25-29 gọi là mô hình sinh muộn.
-
Tổng tỷ suất sinh
Tổng tỷ suất sinh là số con trung bình mà một phụ
nữ có thể sinh ra trong suốt cuộc đời nếu như trải qua tất cả các tỷ suất sinh
đặc trưng theo tuổi của năm đó.
TFR 2,1 đạt [S1] mức sinh thay thế là mức
sinh mà một đoàn hệ phụ nữ trung bình có vừa đủ số con gái để thay thế mình
trong dân số[S2] , đảm bảo cho sự ổn định quy
mô dân số. TFR phụ thuộc chủ yếu vào tâm lý sinh đẻ và chính sách dân số. Chính
sách dân số có thể hướng vào việc tăng TFR ở các quốc gia phát triển và giảm
TFR ở các quốc gia đang phát triển để đạt mức sinh thay thế cần thiết. TFR tỷ lệ
thuận với tỷ suất sinh thô, khi số tử vong nhất là tử vong trẻ em cao lại tạo
ra tâm lý sinh bù, sinh thay thế đẩy TFR lên cao. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề
này là do kinh tế - xã hội kém phát triển, điều điện chăm sóc sức khoẻ nhất là
đối với phụ nữ và trẻ em không được đảm bảo.
Bài tương tự:
https://meocon-babycat.blogspot.com/2019/07/lv1-khai-niem-dan-so-va-quy-mo-dan-so.html
https://meocon-babycat.blogspot.com/2019/07/lv1-khai-niem-dan-so-va-quy-mo-dan-so.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét